Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT 06/04/2011

    Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi

    21/05/2011
    2 Pháp lệnh 16/2004/PL-UBTVQH11 24/03/2004

    Pháp lệnh về giống vật nuôi

    01/07/2004
    3 Thông tư 06/2012/TT-BNNPTNT 01/02/2012

    Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn

    17/03/2012
  • Số ký hiệu Văn bản 21/VBHN-BNNPTNT(2015)
    Ngày ban hành 20/07/2015
    Ngày có hiệu lực 20/07/2015
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Bộ trưởng
    Trích yếu

    Hợp nhất văn bản về trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm

    Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Phân loại Văn bản hợp nhất
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 21/VBHN-BNNPTNT Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRAO ĐỔI QUỐC TẾ NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM

Quyết định số 43/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,[1]

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm.

Điều 2[2]. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
– Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để đăng tải);
– Vụ Pháp chế;
– Lưu: VT, CN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRAO ĐỔI QUỐC TẾ NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về việc trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không bao gồm việc nhập khẩu giống thương phẩm. Việc trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm phải gắn liền với nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền mà người trao đổi được giao với những nội dung hợp tác quốc tế cụ thể.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Quy định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguồn gen vật nuôi quý hiếm

Nguồn gen vật nuôi quý hiếm là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng (tinh trùng, phôi, tế bào trứng, mô động vật và đoạn AND) mang thông tin di truyền, có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống vật nuôi mới.

Điều 4. Mục đích của việc quy định trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm

  1. Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế các nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn của nước ta.
  2. Việc hợp tác trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm dựa trên cơ sở bình đẳng, các bên đều có lợi, ngăn chặn sự mất mát nguồn gen vật nuôi quý hiếm, bảo vệ và làm phong phú thêm đa dạng sinh học, cung cấp giống cho sản xuất nông nghiệp cũng như vật liệu di truyền cho nghiên cứu khoa học và chọn, tạo giống vật nuôi ở nước ta.

Điều 5. Quản lý, bảo tồn các nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm

  1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Chăn nuôi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm.

2[3]. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm gửi về Cục Chăn nuôi. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cho phép trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm. Hồ sơ bao gồm:

  1. a) Đơn đăng ký xuất, nhập khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
  2. b) Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này);
  3. c) Các văn bản có liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm (Dự án hợp tác nghiên cứu, Hợp đồng nghiên cứu).

Thời gian giải quyết hồ sơ: trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày Cục Chăn nuôi nhận được hồ sơ hợp lệ.

  1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về thú y, kiểm dịch động vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 6. Nguyên tắc trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm

Khi cung cấp nguồn gen vật nuôi cho một đối tác quốc tế, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  1. Khi phía Việt Nam yêu cầu thì đối tác có trách nhiệm cung cấp lại nguồn gen vật nuôi quý hiếm mà Việt Nam đã cấp trước đó;
  2. Cung cấp cho phía Việt Nam số liệu đánh giá và sử dụng nguồn gen vật nuôi quý hiếm mà phía Việt Nam đã cấp;
  3. Phải có sự thoả thuận (bằng văn bản) của phía Việt Nam thì mới cung cấp nguồn gen vật nuôi quý hiếm cho đối tác thứ ba;
  4. Khi đối tác sử dụng nguồn gen vật nuôi quý hiếm do phía Việt Nam cung cấp thuộc quyền tác giả của Việt Nam để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới, Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo qui định của Công ước quốc tế mà hai bên là các nước thành viên của Công ước quốc tế đó.

Điều 7. Điều khoản thi hành

Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này.

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời báo cáo bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

 

PHỤ LỤC 3[4]

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU (HOẶC NHẬP KHẨU) NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…………, ngày ……… tháng………. năm………..

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU (HOẶC NHẬP KHẨU)
NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  1. Tên tổ chức đề nghị trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm:
  2. Địa chỉ:
  3. Mục đích xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) nguồn gen vật nuôi quý hiếm (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):
  4. Tên cơ quan nước nhận (hoặc gửi đến):
  5. Tóm tắt số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen vật nuôi quý hiếm xuất hoặc nhập: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm)
  6. Thời gian xuất khẩu hoặc nhập khẩu:
  7. Cam đoan:
  8. a) Đối với đơn đăng ký xuất khẩu:………………………………. Xin cam đoan nguồn gen vật nuôi quý hiếm đăng ký xuất khẩu trên đây không phải là những nguồn gen quý hiếm thuộc bí mật quốc gia.
  9. b) Đối với đơn đăng ký nhập khẩu:……………………………… Cam kết thực hiện đúng Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh Thú y và các qui định hiện hành của Nhà nước.

Kính đề nghị Bộ xem xét giải quyết./.

 

  Tổ chức, cá nhân xuất/nhập khẩu

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 4[5]

MẪU LÝ LỊCH NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU (HOẶC NHẬP KHẨU)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm đề nghị xuất khẩu (hoặc nhập khẩu)

(Kèm theo Đơn đăng ký xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) nguồn gen vật nuôi quý hiếm ngày ….. tháng ……năm …….)

TT Tên giống Thuộc loài Nguồn gốc Tháng năm nhập nội, lai tạo Cơ quan đang lưu giữ giống Vật liệu trao đổi
Thể loại Trọng lượng/ Số lượng
1
2
3
4
5
6
7
8

 

 

[1] Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có căn cứ ban hành sau:

“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

[2]Điều 11 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP  ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể  từ ngày 21 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:

“Điều 11. Điều khoản thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
  2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

[4] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

[5]Phụ lục này được thay thế theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

Call Now