Tìm kiếm văn bản

  • STTSố/Ký hiệuNgày ban hànhTrích yếuNgày có hiệu lực
    1Quyết định 11/2013/QĐ-TTg24/01/2013

    Cấm XNK một số loài động thực vật hoang dã

    15/03/2013
    2Thông tư 11/2018/TT-BTTTT15/10/2018

    Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm NK có mã số HS

    30/11/2018
    3Thông tư 32/2017/TT-BCT28/12/2017

    Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP

    28/12/2017
  • Số ký hiệuThông tư 19/2012/TT-BVHTTDL
    Ngày ban hành28/12/2012
    Ngày có hiệu lực15/02/2013
    Ngày hết hiệu lực
    Người kýBộ trưởng
    Trích yếu

    Quy định loại di vật, cổ vật không được xuất khẩu

    Cơ quan ban hànhBộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
    Phân loạiThông tư
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 19/2012/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH LOẠI DI VẬT, CỔ VẬT KHÔNG ĐƯỢC MANG RA NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa;

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Thông tư này quy định loại di vật, cổ vật không được mang từ Việt Nam ra nước ngoài.
  2. Loại di vật, cổ vật quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp di vật, cổ vật được mang ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc mang di vật, cổ vật từ Việt Nam ra nước ngoài.

Điều 3. Loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài

  1. Cá thể hoặc bộ phận hóa thạch người, động vật, thực vật thuộc thời kỳ Tiền sử Việt Nam;
  2. Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc thời kỳ Tiền sử và Sơ sử Việt Nam;
  3. Tài liệu bằng các chất liệu có giá trị đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia Việt Nam và anh hùng dân tộc, danh nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia Việt Nam;
  4. Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam trước tháng 9 năm 1945;
  5. Bản thảo tác phẩm văn học, bản gốc tác phẩm tạo hình (hội họa, đồ họa, điêu khắc), tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội được sáng tác từ tháng 9 năm 1945 đến nay;
  6. Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê;
  7. Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của các dân tộc thiểu số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sản xuất, sáng tạo trước năm 1975;
  8. Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu liên quan đến các sự kiện quan trọng và sự nghiệp của các Nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu, Nhà hoạt động chính trị, quân sự xuất sắc trong thời kỳ thành lập Đảng, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước từ tháng 9 năm 1945 đến nay;
  9. Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học có xuất xứ từ nước ngoài (trừ trường hợp tạm nhập khẩu – tái xuất khẩu).

Danh mục cụ thể loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài được ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2013.
  2. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
  3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– UB toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN;
– Hội đồng DSVHQG;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo VP Chính phủ, Website Chính phủ;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Các Tổng cục, VP, Thanh tra, Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ VHTTDL;
– Website Bộ VHTTDL;
– Lưu: VT, DSVH, PC, NVC.350.

BỘ TRƯỞNG

Hoàng Tuấn Anh

 

 

DANH MỤC

LOẠI DI VẬT, CỔ VẬT KHÔNG ĐƯỢC MANG RA NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

STTLOẠI DI VẬT, CỔ VẬT
1Cá thể hoặc bộ phận hóa thạch người, động vật, thực vật thuộc thời kỳ Tiền sử Việt Nam
2Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc thời kỳ Tiền sử và Sơ sử Việt Nam
3Tài liệu bằng các chất liệu có giá trị đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia Việt Nam và anh hùng dân tộc, danh nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia Việt Nam, bao gồm:
3.1Bản thảo, bản gốc văn bản.
3.2Sách cổ.
3.3Bản đồ.
3.4Tác phẩm mỹ thuật.
4Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam trước tháng 9 năm 1945, bao gồm:
4.1Công cụ lao động, sản xuất.
4.2Đồ dùng sinh hoạt, học tập.
4.3Đồ thờ tự trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
4.4Đồ trang sức.
4.5Trang phục.
4.6Vũ khí.
4.7Nhạc khí.
4.8Tác phẩm mỹ thuật.
4.9Ấn tín.
4.10Kim sách.
4.11Châu báu.
4.12Tiền tệ.
4.13Ván khắc.
4.14Mộc bản, châu bản, thần phả, thần tích, gia phả, sắc phong, lệnh chỉ, sắc chỉ, bằng sắc, di cảo, văn tự, sách.
4.15Khế ước, hương ước.
4.16Dụng cụ, trang phục trình diễn nghệ thuật dân gian truyền thống.
4.17Hoành phi, câu đối, đại tự.
5Bản thảo tác phẩm văn học, bản gốc tác phẩm tạo hình (hội họa, đồ họa, điêu khắc), tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội được sáng tác từ tháng 9 năm 1945 đến nay, bao gồm:
5.1Bản thảo các tác phẩm văn học đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
5.2Bản gốc các tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh đã được trao giải A (hoặc giải nhất) triển lãm mỹ thuật, triển lãm nhiếp ảnh toàn quốc hoặc đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
6Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê
6.1Tại di tích lịch sử, bao gồm:
6.1.1Bản viết tay, bản thảo sách, thư từ và đồ dụng sinh hoạt, học tập, làm việc có liên quan đến sự nghiệp của những lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, địa phương trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học.
6.1.2Vũ khí.
6.1.3Nhạc khí.
6.1.4Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh.
6.1.5Sắc phong, lệnh chỉ, bằng sắc.
6.1.6Văn bản chính thức hoặc bản thảo văn bản; truyền đơn, tiêu ngữ, tranh tuyên truyền, báo chí, phụ trương, tin chiến thắng; huân chương, huy chương, kỷ niệm chương.
6.1.7Đồ thờ tự trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
6.1.8Hoành phi, câu đối, đại tự.
6.1.9Di vật, cổ vật khác thuộc di tích.
6.2Tại di tích kiến trúc – nghệ thuật, bao gồm:
6.2.1Vật liệu xây dựng, cấu kiện kiến trúc, bộ phận trang trí của kiến trúc, đồ trang trí nội thất.
6.2.2Tác phẩm mỹ thuật, tranh, tượng, kinh và những bản khắc gỗ có giá trị độc bản.
6.2.3Đồ thờ tự trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
6.2.4Các loại hình di vật, cổ vật khác thuộc di tích.
6.3Tại di tích khảo cổ, bao gồm:
6.3.1Công cụ lao động, sản xuất.
6.3.2Đồ dùng sinh hoạt, học tập.
6.3.4Đồ thờ tự trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
6.3.5Đồ trang sức.
6.3.6Vũ khí.
6.3.7Nhạc khí.
6.3.8Bộ phận kiến trúc, vật liệu, trang trí.
6.3.9Đồ tùy táng.
6.3.10Hài cốt người và động vật.
6.3.11Di vật, cổ vật khác phát hiện được tại di tích.
6.4Tại danh lam thắng cảnh, bao gồm:
6.4.1Hiện vật làm từ động, thực vật, khoáng sản quý hiếm.
6.4.2Di vật, cổ vật khác thuộc danh lam thắng cảnh.
7Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của các dân tộc thiểu số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sản xuất, sáng tạo trước năm 1975, bao gồm:
7.1Công cụ lao động, sản xuất.
7.2Đồ thờ tự trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
7.3Trang phục.
7.4Vũ khí.
7.5Nhạc cụ.
7.6Tác phẩm mỹ thuật.
7.7Thư tịch.
7.8Dụng cụ biểu diễn nghệ thuật.
8Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu liên quan đến các sự kiện quan trọng và sự nghiệp của các Nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu, Nhà hoạt động chính trị, quân sự xuất sắc trong thời kỳ thành lập Đảng, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước từ tháng 9 năm 1945 đến nay, bao gồm:
8.1Công cụ lao động, sản xuất.
8.2Đồ dùng sinh hoạt, học tập, làm việc.
8.3Đồ trang sức.
8.4Trang phục.
8.5Vũ khí.
8.6Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh.
8.7Văn bản chính thức hoặc bản thảo văn bản; truyền đơn, tiêu ngữ, tranh tuyên truyền, báo chí, phụ trương, tin chiến thắng; huân chương, huy chương, kỷ niệm chương; bản viết tay, bản thảo sách, thư từ.
8.8Tem và bưu phẩm.
8.9Các loại hình di vật, cổ vật khác có liên quan.
9Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học có xuất xứ từ nước ngoài (trừ trường hợp tạm nhập khẩu – tái xuất khẩu).

Tải về văn bản gốc tại đây.

Call Now