Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Thông tư 32/2017/TT-BCT 28/12/2017

    Quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP

    28/12/2017
    2 Quyết định 15/2006/QĐ-BTNMT 08/09/2006

    Danh mục thiết bị làm lạnh sử dụng chất CFC cấm NK

    07/10/2006
    3 Quyết định 78/2004/QĐ-BNN 31/12/2004

    Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu

    29/01/2005
  • Số ký hiệu Thông tư 40/2017/TT-BQP
    Ngày ban hành 23/02/2017
    Ngày có hiệu lực 10/04/2017
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Thứ Trưởng
    Trích yếu

    Danh mục hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Quốc phòng

    Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
    Phân loại Thông tư
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

BỘ QUỐC PHÒNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 40/2017/TT-BQP

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2017

 

THÔNG TƯ

CÔNG BỐ DANH MỤC CỤ THỂ HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ QUỐC PHÒNG THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20/11/2013 CỦA CHÍNH PHỦ

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục kế hoạch và Đầu tư,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Điều 1. Công bố danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (có danh mục cụ thể kèm theo).

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 04 năm 2017 và thay thế Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP ngày 09/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công bố danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

  Nơi nhận:
– Thủ trưởng BQP và Chủ nhiệm TCCT;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL/BTP;
– Cổng TTĐT Chính phủ;
– Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
– Vụ Pháp chế/BQP;
– Cổng TTĐT BQP;
– Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP;
– Lưu: VT, THBĐ; H.T.Kiên 248.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trung tướng Phan Văn Giang

PHỤ LỤC

DANH MỤC CỤ THỂ HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ QUỐC PHÒNG THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20/11/2013 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2017/TT-BQP ngày 23/02/2017 của Bộ trưởng BQP)

Chương Nhóm Phân nhóm Mô tả hàng hóa
36 3601 00 00 Vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), bột nổ đẩy
36 3602 00 00 Thuốc nổ đã điều chế, trừ bột nổ đẩy
36 3603 00 00 Thuốc phóng, thuốc nổ, ngòi an toàn, ngòi nổ, ống nổ, kíp nổ, hạt nổ (hạt lửa), bộ lửa nụ xòe (nụ xùy), bộ phận đánh lửa, kíp nổ điện, dây nổ, dây cháy chậm, phụ kiện gây nổ chuyên dùng quân sự.
CHƯA CÓ MÃ HS       Thiết bị tác chiến điện tử, phá sóng, gây nhiễu, chặn thu, giám sát thông tin vô tuyến điện và thông tin vệ tinh… chuyên dùng quân sự:

– Các trang thiết bị điện tử đối phó và phản đối phó (nghĩa là các trang thiết bị được thiết kế để phát ra những tín hiệu sai lầm, giả tạo, gây nhiễu cho các bộ phận ghi nhận ra-đa hay sóng radio truyền thông, hoặc là gây trở ngại cho việc tiếp nhận, vận hành hay giảm hiệu lực các thiết bị điện tử của đối phương bao gồm các trang thiết bị đối phó) bao gồm các trang thiết bị gây nhiễu và chống gây nhiễu;

– Các trang thiết bị hay hệ thống điện tử thiết kế cho mục đích giám sát, kiểm tra phổ sóng điện từ dùng cho các mục đích về tình báo và an ninh quân sự hoặc là chống lại chính sự giám sát và kiểm tra đó;

– Các trang thiết bị dùng cho biện pháp đối phó dưới nước, kể cả các việc phát tín hiệu nghi trang, nhiễu, các trang thiết bị được thiết kế để tạo ra các tín hiệu giả, sai lầm làm lạc hướng các thiết bị tiếp nhận sóng siêu âm;

– Các trang thiết bị bảo mật dữ liệu, xử lý dữ liệu, truyền và phát tín hiệu dùng trong các quá trình mã hóa, giải mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước (trừ các sản phẩm mật mã dân sự);

– Các trang thiết bị dùng trong việc nhận diện, chứng thực, tạo nạp và quản lý khóa, sản xuất và phân phối trang thiết bị mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.

– Các thiết bị dẫn hướng và lái chuyên dùng quân sự (như dẫn hướng, lái tên lửa);

– Các bộ khử biến điệu dùng kỹ thuật số được thiết kế đặc biệt cho các tín hiệu về tình báo.

– Máy thông tin quân sự, máy chỉ huy chuyên dùng quân sự các loại.

CHƯA CÓ MÃ HS       Xe chuyên dùng quân sự

Các bộ phận và phương tiện vận chuyển đường bộ liên quan được thiết kế đặc biệt hay thay đổi chỉ để sử dụng cho quân sự:

– Xe cứu hộ, xe kéo, xe vận chuyển các hệ thống vũ khí và trang thiết bị khí tài chuyên dùng quân sự (không kiểm soát các xe dân sự hay xe tải được thiết kế và thay đổi có bọc sắt và bảo vệ chống nổ để vận chuyển tiền hoặc đá quý, kim loại quý).

87 8710 00 00 Xe tăng, xe lội nước và các loại xe chiến đấu bọc thép khác, loại cơ giới, có hoặc không lắp kèm vũ khí và bộ phận của các loại xe này.
88 8802     Máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng vũ trang các loại, phương tiện bay (chỉ kể các loại có gắn trang thiết bị, vũ khí để chiến đấu); Các máy bay khác và các phương tiện vận chuyển nhẹ hơn không khí (Các khí cầu hay tàu không gian dựa vào không khí nóng hay các khí nhẹ hơn không khí (ví dụ như hê-li-um hay hy-đrô-gen) để bay lên) được thiết kế đặc biệt hay biến đổi để sử dụng trong quân sự, bao gồm máy bay dùng cho thám thính quân sự, tấn công, huấn luyện, vận tải và thả quân trang, quân dụng, hỗ trợ hậu cần và các bộ phận liên quan được thiết kế đặc biệt chuyên dùng quân sự.
CHƯA CÓ MÃ HS       Dù chuyên dùng cho tác chiến cá nhân, thả đồ tiếp vận hoặc làm giảm tốc máy bay được thiết kế đặc biệt chuyên dùng quân sự.
CHƯA CÓ MÃ HS       Các mũ chuyên dùng và các loại mặt nạ bảo vệ và các bộ phận liên quan được thiết kế đặc biệt cho mục đích quân sự, các trang thiết bị duy trì áp suất để giúp cho việc thở và các trang phục dùng trong máy bay chiến đấu; các trang phục chống gia trọng, các bộ phận để biến đổi ô-xy lỏng thành khí dùng trong máy bay hay hỏa tiễn và các thiết bị đẩy để giúp phi hành đoàn được bắn ra khỏi máy bay chiến đấu trong các trường hợp khẩn cấp.
89 8906 10 00 Các loại tàu chiến và tàu (trên mặt nước hay tàu ngầm) được thiết kế đặc biệt hay thay đổi để sử dụng cho việc phòng thủ hay tấn công, cho dù có được biến đổi hay không để sử dụng cho các mục đích phi quân sự, bất kể hiện trạng là đang hoạt động hay được sửa chữa, và cho dù có chứa các hệ thống phóng vũ khí hay không, hoặc là các phần bọc thép và nguyên thân hay một phần thân (tàu) của các loại tàu đó.
93 9301     Vũ khí quân sự (không kể các loại vũ khí đã xác định tại nhóm 8710.00.00 và nhóm 9302.00.00)
CHƯA CÓ MÃ HS       Vũ khí sinh học, hóa học, nguyên tử, hạt nhân, vũ khí phóng xạ, vũ khí hủy diệt, vũ khí giết người hàng loạt và các dây chuyền công nghệ sản xuất ra các loại vũ khí này.
93 9301 10 00 Vũ khí pháo binh (ví dụ súng cối và súng moóc trê…)
93 9301 20 00 Bệ phóng tên lửa, súng phun lửa, súng phóng lựu đạn, ống phóng ngư lôi và các loại súng phóng tương tự
93 9302 00 00 Súng lục ổ quay và súng lục (trừ các loại thuộc nhóm 93.03 hoặc 93.04)
93 9305 10 00 Bộ phận và phụ kiện của các loại vũ khí thuộc nhóm 9302.00.00
93 9305 91 00 Bộ phận và phụ kiện của các loại vũ khí thuộc nhóm 9301
93 9306     Bom, lựu đạn, thủ pháo, ngư lôi, thủy lôi, mìn, tên lửa, róc-két, hỏa tiễn và các loại đạn dược tương tự và các bộ phận của chúng; đạn cát tút (cartridge), các loại đạn khác và đầu đạn và các bộ phận của chúng kể cả nùi đạn ghém và nùi đạn cát tút (cartridge).
CHƯA CÓ MÃ HS       Các hệ thống vũ khí được điều khiển bằng (tia) năng lượng (cao), các mô hình thử nghiệm hay các trang thiết bị chống trả, hoặc có liên quan và các bộ phận được thiết kế đặc biệt chuyên dùng quân sự có cùng công dụng như sau:

+ Các hệ thống la-de được thiết kế đặc biệt cho việc tiêu hủy hay để thu hồi lệnh hủy diệt mục tiêu;

+ Các hệ thống phát tia hạt có khả năng phá hủy mục tiêu hay có tác dụng thu hồi lệnh hủy diệt mục tiêu;

+ Các hệ thống tạo các sóng tần số radio (RF) với năng lượng cao có khả năng phá hủy mục tiêu hay có tác dụng thu hồi lệnh hủy diệt mục tiêu;

+ Các trang thiết bị được thiết kế đặc biệt để phát hiện, nhận dạng, hay để chống lại việc phát hiện, nhận dạng;

CHƯA CÓ MÃ HS       Dây chuyền công nghệ chuyên dùng sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn, thuốc nổ quân sự, trang bị quân sự.
CHƯA CÓ MÃ HS       Ra đa chuyên dùng quân sự các loại (ra đa quan sát, cảnh giới,…)
CHƯA CÓ MÃ HS       Khí tài trinh sát NBC có tích hợp các nguồn phóng xạ, nguồn phóng xạ các loại có đương lượng lớn hơn đương lượng của ngành Y tế và có chu kỳ bán phân rã dài chuyên dùng quân sự; Khí tài vượt sông, dò mìn, khí tài quang học, khí tài công binh được thiết kế đặc biệt chuyên dùng cho quân sự.
CHƯA CÓ MÃ HS       Trang thiết bị đặc chủng chuyên dùng quân sự của các lực lượng đặc nhiệm, đặc công, trinh sát, tình báo, hóa học.
CHƯA CÓ MÃ HS       Các trang thiết bị xử lý hình ảnh được thiết kế đặc biệt cho mục đích quân sự, cùng với các bộ phận, phụ tùng của chúng
CHƯA CÓ MÃ HS       Các tài liệu, sơ đồ, hình vẽ… chuyên dùng quân sự
CHƯA CÓ MÃ HS       Phần mềm được thiết kế đặc biệt cho:

+ Mô hình hóa, giả lập hay đánh giá các hệ thống vũ khí quân sự;

+ Sự phát triển, giám sát, bảo trì, hay cập nhật các phần mềm nằm trong các hệ thống vũ khí quân sự;

+ Mô hình hóa hay giả lập các tình huống hành quân quân sự;

+ Các ứng dụng cho chỉ huy, truyền thông, điều khiển và tình báo hay chỉ huy, truyền thông, điều khiển, máy tính và tình báo chuyên dùng quân sự;

+ Phần mềm để xác định tính hiệu quả của các vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, nguyên tử và vũ khí quy ước;

CHƯA CÓ MÃ HS       Phụ tùng, vật tư chuyên dùng thay thế cho vũ khí, khí tài quân sự
CHƯA CÓ MÃ HS       Áo giáp chống đạn, mũ chống đạn, mặt nạ phòng độc, quần áo đặc chủng, khí tài lặn chuyên dùng quân sự.
CHƯA CÓ MÃ HS       Quân phục của các lực lượng vũ trang (bao gồm cả quân phục thường dùng, dã ngoại, nghi lễ, mũ và quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu) không áp dụng đối với trường hợp sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài (trường hợp này áp dụng theo Thông tư 49/2015/TT-BCT ngày 21/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài).
CHƯA CÓ MÃ HS       Trang bị bổ trợ cho huấn luyện và chiến đấu (mô hình súng đạn, vũ khí, nghi binh, ngụy trang; Các thiết bị đặc biệt sử dụng cho việc huấn luyện và giả lập các tình huống quân sự, các bộ phận giả lập được thiết kế đặc biệt cho việc huấn luyện sử dụng hỏa lực và vũ khí.

Tùy theo tính chất, mức độ, yêu cầu quản lý và thực tế triển khai thực hiện Bộ Quốc phòng điều chỉnh danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng trong từng thời kỳ đảm bảo hiệu quả, phù hợp.

 

Tải về văn bản gốc tại đây.

Call Now