Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Nghị định 153/2017/NĐ-CP 27/12/2017

    Biểu thuế nhâp khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đẻ thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc giai đoạn 2018-2022

    01/01/2018
    2 Nghị định 128/2016/NĐ-CP 01/09/2016

    Chính phủ ban hành Nghị định 128/2016/NĐ-CP quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện FTA ASEAN – Trung Quốc và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

    01/09/2016
    3 Nghị định 149/2017/NĐ-CP 26/12/2017

    Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VN để thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2018-2022

    01/01/2018
  • Số ký hiệu Thông tư 127/1998/TT-BTC
    Ngày ban hành 17/09/1998
    Ngày có hiệu lực 17/09/1998
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Thứ Trưởng
    Trích yếu

    Hướng dẫn thuế NK phụ tùng, chi tiết dự phòng của bộ SKD, CKD, IKD

    Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
    Phân loại Thông tư
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: 127/1998/TT/BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 1998

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ áp dụng thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, chi tiết dự phòng

nhập khẩu cùng với bộ linh kiện SKD, CKD, IKD để phục vụ sản xuất

 

Căn cứ Nghị định số 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Điều 3 Quyết định số 280/TTg ngày 28/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Sau khi thống nhất với các Bộ, ngành; Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ áp dụng thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, chi tiết dự phòng nhập khẩu cùng với bộ linh kiện SKD, CKD, IKD để phục vụ sản xuất, lắp ráp như sau:

 

  1. Đối với số chi tiết, phụ tùng nhập khẩu với mục đích dự phòng hư hỏng trong quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh từ bộ linh kiện SKD, CKD, IKD nhập khẩu (nếu số phụ tùng, chi tiết đó hiện có mức thuế suất cao hơn thuế suất của bộ linh kiện nhập khẩu) được tính thuế theo thuế suất của bộ linh kiện đó tại thời điểm nhập khẩu.
  2. Để được áp dụng chính sách thuế quy định tại điểm 1 của Thông tư này, các doanh nghiệp khi làm thủ tục Hải quan phải xuất trình hồ sơ sau:

– Công văn đề nghị tính thuế nhập khẩu cho số chi tiết, phụ tùng dự phòng theo bộ linh kiện SKD, CKD, IKD của đơn vị.

– Bản định mức tiêu hao cho từng số chi tiết, phụ tùng nhập khẩu dự phòng (nhập khẩu thêm) ngoài bộ linh kiện SKD, CKD, IKD được Bộ Công nghiệp kiểm tra và xác nhận.

– Công văn của Bộ Thương mại cho phép nhập khẩu số chi tiết, phụ tùng dự phòng để phục vụ cho sản xuất, lắp ráp từ bộ linh kiện SKD, CKD, IKD của các đơn vị.

– Bản giải trình về kế hoạch sản xuất, lắp ráp trong năm;

Căn cứ vào hồ sơ trên, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra số lượng chi tiết, phụ tùng dự phòng nhập khẩu theo bộ linh kiện SKD, CKD, IKD để thực hiện tính thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm 1 Thông tư này.

* Quy trình lập kế hoạch:

Hàng năm, căn cứ vào bản đăng ký kế hoạch sản xuất, lắp ráp trong năm của đơn vị, định mức tiêu hao cho từng số chi tiết, phụ từng nhập khẩu dự phòng (nhập khẩu thêm) được Bộ Công nghiệp xác nhận, số lượng phụ tùng dự phòng nhập khẩu năm trước chuyển qua, Cơ quan Hải quan duyệt kế hoạch nhập khẩu số chi tiết, phụ tùng cho doanh nghiệp.

Số chi tiết, phụ tùng nhập khẩu nếu trong năm không sử dụng đến thì phải trừ vào định mức nhập khẩu dự phòng của năm sau. Doanh nghiệp không được nhượng bán. Trường hợp nhượng bán sẽ bị truy thu thuế nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu của từng chi tiết, phụ tùng và bị xử phạt theo chế độ hiện hành.

* Chế độ quyết toán:

Các doanh nghiệp phải tổng hợp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng số chi tiết, phụ tùng dự phòng nhập khẩu hàng năm với cơ quan Hải quan, cụ thể: số lượng nhập khẩu, số đã sử dụng vào việc sản xuất lắp ráp, số nhượng bán hoặc không sử dụng vào việc sản xuất lắp ráp sản phẩm.

Cơ quan Hải quan duyệt quyết toán trên cơ sở báo cáo của Doanh nghiệp. Trường hợp thấy cần thiết cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với Cục thuế địa phương tiến hành kiểm tra và quyết toán cho doanh nghiệp. Mọi trường hợp không chấp hành đúng quy định, khi kiểm tra phát hiện đều bị xử lý truy thu thuế nhập khẩu theo thuế suất của từng phụ tùng, chi tiết quy định tại Biểu thuế nhập khẩu và bị phạt về hành vi trốn lậu thuế theo quy định hiện hành.

Chậm nhất đến hết ngày 1 tháng 4 năm sau, nếu doanh nghiệp chưa báo cáo quyết toán (mà không có lý do giải trình) thì cơ quan Hải quan không cho đơn vị được áp dụng thuế suất theo bộ linh kiện SKD, CKD, IKD quy định tại Thông tư này.

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để được xem xét giải quyết và hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.
 

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

 

Tải về văn bản gốc tại đây.

Call Now