Tìm kiếm văn bản
STT | Số/Ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu | Ngày có hiệu lực |
---|---|---|---|---|
1 | Luật 62/2006/QH11 | 29/06/2006 | Luật điện ảnh |
01/01/2007 |
2 | Công ước của UNESCO | 16/11/1972 | Công ước bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên |
16/11/1972 |
3 | Nghị định 32/2012/NĐ-CP | 12/04/2012 | Quản lý văn hóa phẩm XNK không nhằm mục đích kinh doanh |
01/06/2012 |
Số ký hiệu | Thông tư 04/2016/TT-BVHTTDL |
Ngày ban hành | |
Ngày có hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | |
Trích yếu | Sửa đổi 04 văn bản về văn hóa (Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL; 07/2012/TT-BVHTTDL) |
Cơ quan ban hành | |
Phân loại | |
Văn bản bị thay thế | |
Văn bản bị sửa đổi |
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 04/2016/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2016 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 15/2012/TT-BVHTTDL; THÔNG TƯ SỐ 07/2012/TT-BVHTTDL; THÔNG TƯ SỐ 88/2008/TT-BVHTTDL VÀ THÔNG TƯ SỐ 05/2013/TT-BVHTTDL
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL; Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL; Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan
“b) Tổ chức giám định có yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
Tờ khai yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận tổ chức giám định (theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
Bản sao (có chứng thực) quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc giữa tổ chức và giám định viên làm việc cho tổ chức (trong trường hợp có sự thay đổi so với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận tổ chức giám định đã được cấp).
Trường hợp bị hư hỏng phải nộp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định bị hư hỏng. Trường hợp có sự thay đổi về thông tin phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh sự thay đổi đó và nộp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm Mục đích kinh doanh
“c) Bản sao quyết định cho phép hợp tác làm phim với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; bản sao quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật (bao gồm cả di vật, cổ vật tái xuất khẩu) của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;”.
“2. Thời gian giám định tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian giám định tối đa không quá 15 ngày làm việc. Biên bản giám định văn hóa phẩm là cơ sở để cơ quan hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch
“2.6. Ít nhất ba tháng trước khi hết thời hạn theo quyết định công nhận hạng, cơ sở lưu trú du lịch phải gửi một (01) bộ hồ sơ đăng ký lại hạng đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Du lịch. Trình tự, thủ tục đề nghị thẩm định, xếp hạng lại như thẩm định, xếp hạng lần đầu.
Hồ sơ đề nghị thẩm định, xếp hạng lại gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh);
Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý;
Giấy chứng nhận đủ Điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp dịch vụ ăn uống).
Hồ sơ đề nghị thẩm định, xếp hạng lại hạng từ 1 đến 5 sao hoặc hạng cao cấp, ngoài các giấy tờ quy định trên còn thêm bản sao có giá trị pháp lý văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của trưởng các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, bảo vệ.”.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
“g) Hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm tra.
Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đề nghị thẩm tra bao gồm:
– Công văn đề nghị thẩm tra Hồ sơ và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Tổ chức biên soạn.
– Quyết định giao nhiệm vụ thực hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, kèm theo dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt.
– Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của Tổ chức biên soạn.
– Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn chỉnh trên cơ sở ý kiến nghiệm thu dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử), kèm theo bản thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; các tài liệu tham khảo khác.
– Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để lấy ý kiến; bản tổng hợp và giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý.
Nội dung lấy ý kiến được thực hiện bằng Phiếu đánh giá dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 7 năm 2013 quy định hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Số lượng Hồ sơ gửi thẩm tra là mười (10) bộ.”.
“a) Hội đồng thẩm tra có từ bảy (07) đến chín (09) thành viên gồm Chủ tịch và các thành viên khác, bao gồm:
– Đại diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có liên quan đến đối tượng xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (chiếm ít nhất 1/2 số thành viên Hội đồng).
– Các chuyên gia trong và ngoài Bộ có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu về nhóm đối tượng tiêu chuẩn quốc gia.
– Đại diện của cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đại diện của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thành viên của Tiểu ban kỹ thuật chuyên ngành không được là thành viên Hội đồng thẩm tra.”.
“h) Bên B chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo dự án đã được phê duyệt.”.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Thiện |