Tìm kiếm văn bản
STT | Số/Ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu | Ngày có hiệu lực |
---|---|---|---|---|
1 | Thông tư 28/2011/TT-BCT | 21/07/2011 | Hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới |
15/09/2011 |
2 | Thông tư 01/2018/TT-BCT | 27/02/2018 | Quy định về XNK hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân |
27/02/2018 |
3 | Thông tư 07/2001/TT-NHNN | 31/08/2001 | Hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới. |
15/09/2001 |
Số ký hiệu | Quyết định 140/2000/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 08/12/2000 |
Ngày có hiệu lực | 23/12/2000 |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Thủ tướng |
Trích yếu | Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại KV biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Phân loại | Quyết định |
Văn bản bị thay thế | |
Văn bản bị sửa đổi |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******** |
Số: 140/2000/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 140/2000/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIƠÍ TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ KHU VỰC KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về quản lý tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ KHU VỰC KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Quy chế này chỉ áp dụng đối với cá nhân sử dụng tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam.
Việc sử dụng tiền của nước có chung biên giới của tổ chức và việc sử dụng ngoại tệ khác không phải là tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định của Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Trường hợp có các Hiệp định, Thoả ước quốc tế ký giữa Việt Nam với nước có chung biên giới có liên quan đến việc sử dụng tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu thì thực hiện theo các Hiệp định, Thoả ước quốc tế đã ký.
Điều 2. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Điều 3. Tiền của nước có chung biên giới được sử dụng vào các mục đích sau:
Điều 4. Cá nhân (bao gồm cả cá nhân là người nước ngoài) xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới bằng hộ chiéu, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của các nước có chung biên giới cấp có mang theo người Đồng Việt Nam, tiền của nước có chung biên giới và các ngoại tệ khác vượt mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Trường hợp xuất cảnh từ Việt Nam ra nước ngoài mang trên mức quy định phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức Đồng Việt Nam, mức tiền của nước có chung biên giới và các loại ngoại tệ khác được mang ra, mang vào khi xuất, nhập cảnh trong từng thời kỳ và thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép đối với các trường hợp xuất cảnh mang vượt mức quy định.
Điều 5. Cá nhân người nước ngoài là công dân của nước có chung biên giới được phép kinh doanh tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu của Việt Nam, có Đồng Việt Nam thu được từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các nguồn thu Đồng Việt Nam hợp pháp khác được phép:
Thủ tục mở và đóng tài khoản Đồng Việt Nam do các ngân hàng nơi mở tài khoản quy định.
Điều 6. Bàn đổi ngoại tệ của ngân hàng thành lập tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán tiền của nước có chung biên giới. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ mua, bán tiền của nước có chung biên giới phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối hiện hành.
Điều 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép cho công dân Việt Nam là cư dân biên giới có đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập bàn đổi ngoại tệ để thực hiện nghiệp vụ mua, bán tiền của nước có chung biên giới tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu.
Cá nhân được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thành lập bàn đổi ngoại tệ thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo các quy định hiện hành.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể các điều kiện, thủ tục cấp và thu hồi Giấy phép cho cá nhân thành lập bàn đổi ngoại tệ tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu.
Điều 8. Các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền của nước có chung biên giới ở Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng khác được pháp luật cho phép khi có yêu cầu.
Điều 9. Tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định trong Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.