Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Quyết định 4286/QĐ-TCHQ 31/12/2015

    Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành.

    31/12/2015
    2 Thông tư 05/2015/TT-BCT 27/03/2015

    Sửa đổi mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm theo thông tư 31/2013/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam- Chi Lê

    11/05/2015
    3 Thông tư 36/2010/TT-BCT 15/11/2010

    Thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

    01/01/2011
  • Số ký hiệu Công văn 887/TCHQ-GSQL
    Ngày ban hành 08/02/2013
    Ngày có hiệu lực 08/02/2013
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Thứ Trưởng
    Trích yếu

    Giải đáp vướng mắc về C/O do Tổng Cục Hải quan ban hành

    Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
    Phân loại Công văn
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 887/TCHQ-GSQL
V/v vướng mắc C/O

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2013

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Căn cứ công văn số 137/BCT-XNK ngày 7/1/2013 và công văn số 12692/BCT-XNK ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương về một số nội dung vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định các FTAs, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể như sau:

  1. Sự khác biệt nhỏ theo quy định tại Điều 16, Phụ lục 7, Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010:

Tổng cục đã ban hành công văn số 5517/TCHQ-GSQL ngày 22/10/2012 hướng dẫn cụ thể về 6 nội dung được xem là khác biệt nhỏ theo quy định tại Điều 16, Phụ lục 7, Thông tư số 21/2010/TT-BCT.

Tại phiên họp lần thứ 10 của Tiểu ban xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA (SCAROO 10) diễn ra từ 15-16/1/2013 tại Bruney, các nước ASEAN đã thống nhất bổ sung thêm sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa giữa C/O và các chứng từ khác thuộc trường hợp xem xét là khác biệt nhỏ theo quy định tại Điều 16, Phụ lục 7, Thông tư số 21/2010/TT-BCT. Theo đó, đề nghị Cục Hải quan địa phương áp dụng hướng dẫn này trong kiểm tra tính hợp lệ của C/O mẫu D.

  1. Khai báo thông tin về người nhập khẩu trên ô số 7:

Cơ quan hải quan chấp nhận C/O ghi tên ngân hàng tại ô số 2 và thông tin về người nhập khẩu/người nhận hàng được ghi trên ô số 7 thay vì ghi ở số 2, do không đủ chỗ trống để khai báo, nếu các thông tin trên C/O được thể hiện đầy đủ và không có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa.

  1. Xử lý đối với các C/O bị cấp lỗi: Chấp nhận việc cấp thay thế, sửa chữa C/O cấp lỗi trước đó theo một trong các hình thức sau:

– Sửa lỗi trực tiếp trên C/O trả lại người xuất khẩu để chuyển cho người nhập khẩu nộp lại cho cơ quan hải quan.

– Có văn bản, thư điện tử trao đổi qua cán bộ đầu mối xuất xứ trong các Hiệp định FTAs: giải thích lý do, xác nhận C/O hợp lệ và đề nghị cơ quan hải quan chấp nhận cho hưởng ưu đãi.

– Cấp lại C/O mới thay thế cho C/O có lỗi đã bị từ chối.

Đối với các trường hợp cấp C/O mới nhưng thủ tục kiểm tra xuất xứ (OCP) liên quan không có quy định về việc cấp lại, cấp thay thế: cơ quan có thẩm quyền cấp C/O phải có thư xác nhận/ thông báo việc cấp thay thế. Riêng đối với C/O mẫu AK do Hàn Quốc cấp điện tử, cơ quan hải quan chấp nhận C/O có thể hiện nội dung thông báo cấp thay thế trên C/O mà không cần có thư xác nhận.

  1. C/O mẫu AANZ điện tử mặt sau để trắng:

– Đối với những lô hàng đã được thông quan và chấp nhận C/O: Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với Bộ Công Thương đưa nội dung này ra trao đổi tại các cuộc họp về xuất xứ AANZFTA để thống nhất cách thức thực hiện.

– Kể từ thời điểm ban hành công văn hướng dẫn này, đề nghị các đơn vị không chấp nhận những C/O mẫu AANZ điện tử mặt sau để trắng.

  1. Chứng từ chứng minh hàng hóa được đảm bảo nguyên trạng trong trường hợp quá cảnh qua nước trung gian:

Khi hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước không phải là thành viên (đối với C/O mẫu D, E, AANZ, AI) và qua lãnh thổ của một nước thành viên hoặc không thành viên (đối với C/O mẫu AK), một trong những chứng từ phải được nộp cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu là các chứng từ chứng minh rằng các yêu cầu của quy định vận chuyển trực tiếp được đáp ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể nộp một trong những chứng từ sau:

  1. a) Chứng từ do cơ quan hải quan nước quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước đó và chưa được làm thủ tục để thông quan; hoặc
  2. b) Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng xuất nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt. Đối với giấy xác nhận phát hành bởi công ty con, chi nhánh hay đại lý của công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm giấy ủy quyền của chính hãng vận tải; hoặc
  3. c) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và lệnh giao hàng của hãng tàu, trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi.

Nội dung trên thay thế các hướng dẫn tại các công văn ban hành trước đây về yêu cầu chứng từ chứng minh trong trường hợp hàng hóa quá cảnh.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn để các đơn vị thực hiện thống nhất./.

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, GSQL(6b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Vũ Ngọc Anh

 

Call Now