Tìm kiếm văn bản
STT | Số/Ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu | Ngày có hiệu lực |
---|---|---|---|---|
1 | Luật 105/2016/QH13 | 06/04/2016 | Luật Dược |
01/01/2017 |
2 | Thông tư 03/2016/TT-BYT | 21/01/2016 | Quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu |
06/03/2016 |
3 | Công văn 9272/QLD-KD(2018) | 25/05/2018 | Thông quan thuốc nhập khẩu đã có giấy phép để sử dụng mục đích cấp cứu, chống độc |
25/05/2018 |
Số ký hiệu | Văn bản 09/VBHN-BYT(2014) |
Ngày ban hành | 09/07/2014 |
Ngày có hiệu lực | 09/07/2014 |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Thứ Trưởng |
Trích yếu | Hợp nhất Thông tư về hướng dẫn XNK thuốc, bao bì |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Phân loại | Văn bản hợp nhất |
Văn bản bị thay thế | |
Văn bản bị sửa đổi |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 09/VBHN-BYT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC VÀ BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC
Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được sửa đổi, bổ sung bởi các thông tư sau:
Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
Căn cứ Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc như sau.[1]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
– Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thuốc;
– Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị thuốc có bao bì trực tiếp.
Điều 3. Điều kiện và phạm vi của tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
đ) Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có Giấy phép tiến hành các công việc bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực được nhập khẩu trực tiếp thuốc phóng xạ không được miễn trừ khai báo, cấp phép.
Điều 4. Quy định chung về nhập khẩu, xuất khẩu thuốc
Thương nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, ủy thác, nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn của thuốc nhập khẩu theo quy định của Luật Dược, Luật Thương mại và các quy định khác về quản lý chất lượng thuốc hiện hành.
đ) Nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu vào Việt Nam, trừ dược liệu, phải có hạn dùng còn lại trên 36 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam, đối với nguyên liệu có hạn dùng bằng hoặc dưới 36 tháng thì ngày hàng về đến cảng Việt Nam không được quá 06 tháng kể từ ngày sản xuất;
e)[2] Thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo, thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện có hạn dùng lớn hơn hoặc bằng 24 tháng, hạn dùng còn lại của thuốc phải còn tối thiểu 12 tháng kể từ ngày đến cảng Việt Nam. Trường hợp thuốc có hạn dùng dưới 24 tháng thì hạn dùng còn lại kể từ ngày đến cảng Việt Nam tối thiểu phải bằng 1/3 hạn dùng của thuốc;”
3.[3] Yêu cầu đối với phiếu kiểm nghiệm:
Khi làm thủ tục thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải xuất trình Hải quan cửa khẩu bản chính phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho từng lô thuốc nhập khẩu của nhà sản xuất trừ dược liệu và các thuốc quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 17 và 18 của Thông tư này.
Trường hợp từ 02 cơ sở trở lên tham gia sản xuất thuốc thì chấp nhận bản chính phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm của cơ sở đóng gói cuối cùng hoặc của cơ sở chịu trách nhiệm xuất xưởng.
Hải quan cửa khẩu lưu bản sao phiếu kiểm nghiệm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu.
Thương nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, ủy thác, nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ của thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc do chính cơ sở sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu.
Riêng đối với vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể dùng để phòng bệnh và chữa bệnh chưa có số đăng ký lưu hành nhưng đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) tiền kiểm định và đã được lưu hành rộng rãi trên thế giới do các tổ chức quốc tế đã thường xuyên hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế như WHO, UNICEF… viện trợ cho Việt Nam, tùy từng trường hợp cụ thể, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế yêu cầu bằng chứng thực hiện dây chuyền lạnh và có kết quả đạt yêu cầu về thử nghiệm an toàn trên người ở thực địa mới được phép đưa vào sử dụng.
Nhãn thuốc nhập khẩu phải thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, các quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn ghi nhãn thuốc trừ nhãn của các thuốc quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Thông tư này.
Việc kê khai, kê khai lại giá thuốc nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007 của Bộ Y tế – Bộ Tài chính – Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người.
Doanh nghiệp nhập khẩu thuốc phải nộp lệ phí theo quy định tại Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược; Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC ngày 21/07/2008 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc có giá trị 01 năm kể từ ngày ký.
– Trường hợp nộp bản chính: Bản chính phải có đầy đủ chữ ký trực tiếp, họ tên, chức danh, ghi rõ ngày cấp và dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp giấy chứng nhận; phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp các giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam cấp;
– Trường hợp nộp bản sao: Bản sao do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực bản sao từ bản chính;
– Trường hợp nộp bản dịch tiếng Việt từ tiếng nước ngoài: bản dịch tiếng Việt phải có công chứng theo quy định (công chứng ở đây được hiểu là phải được cơ quan công chứng địa phương hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được uỷ quyền của nước ngoài chứng nhận chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật) và phải nộp kèm theo bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận theo quy định nêu trên;
– Thời hạn hiệu lực của các giấy chứng nhận: thời hạn hiệu lực phải được ghi cụ thể trên các giấy chứng nhận và phải còn hiệu lực tại thời điểm thẩm định; không chấp nhận công văn gia hạn giấy chứng nhận này. Trường hợp giấy chứng nhận này không ghi rõ thời hạn hiệu lực, chỉ chấp nhận các giấy chứng nhận được cấp trong thời gian 24 tháng kể từ ngày cấp.
– Phải có xác nhận thuốc được phép lưu hành ở nước xuất xứ, trường hợp thuốc không lưu hành ở nước xuất xứ, Công ty cung cấp phải có giải trình lý do để Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét;
– Trường hợp thuốc được sản xuất qua nhiều công đoạn ở các nước khác nhau, không thể xác định được nước xuất xứ duy nhất, cơ sở nhập khẩu thuốc phải nộp CPP của nước sản xuất ra dạng bào chế cuối cùng hoặc CPP của nước xuất xưởng lô. Trường hợp không có CPP của cả hai nước xuất xứ nêu trên, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế sẽ xem xét chấp nhận CPP của nước nơi sản phẩm được vận chuyển đến nước nhập khẩu;
– Trường hợp không có CPP của các nước xuất xứ nêu trên, chỉ chấp nhận CPP của thuốc đó do cơ quan có thẩm quyền của một trong các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada hoặc của cơ quan thẩm định, đánh giá các sản phẩm y tế của Châu Âu – EMEA cấp;
– Do cơ quan quản lý dược có thẩm quyền (theo danh sách của WHO trên website http://www.who.int) của nước xuất xứ ban hành; cấp theo mẫu của WHO áp dụng đối với Hệ thống chứng nhận chất lượng của các sản phẩm dược lưu hành trong thương mại quốc tế.
– Phải có xác nhận thuốc được phép lưu hành ở nước xuất xứ, trường hợp thuốc không lưu hành ở nước xuất xứ, Công ty cung cấp phải có giải trình lý do để Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét;
– Do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ cấp, có đủ các thông tin về thành phần, hàm lượng, dạng bào chế và thời hạn hiệu lực của chứng nhận.
Điều 5. Quy định về lập đơn hàng, ngôn ngữ và hình thức hồ sơ
Hồ sơ nhập khẩu thuốc nước ngoài phải viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp hồ sơ viết bằng tiếng Anh, các thông tin trong Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc phải viết bằng tiếng Việt, trừ các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh:
Điều 6. Một số quy định khác
Thủ trưởng các đơn vị tiếp nhận thuốc viện trợ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lý và an toàn.
đ) Phải được đóng gói trong đồ bao gói thích hợp, có ghi rõ: tên thuốc, hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, kèm theo hướng dẫn sử dụng thuốc và có danh mục chi tiết đi kèm theo từng đơn vị đóng gói
Chương II
HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THUỐC VÀ BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC
Điều 7. Nhập khẩu thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Mục 1. NHẬP KHẨU THUỐC CÓ SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH CÒN HIỆU LỰC
Điều 9. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 10. Các thuốc khác, trừ các thuốc quy định tại Điều 9 của Thông tư này
Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục trực tiếp tại Hải quan cửa khẩu và xuất trình Hải quan cửa khẩu danh mục thuốc nhập khẩu (Mẫu số 4) kèm theo bản chính hoặc bản sao công chứng hợp lệ các tài liệu sau :
Mục 2. NHẬP KHẨU THUỐC CHƯA CÓ SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH
Điều 11. Thuốc thành phẩm có chứa dược chất chưa có số đăng ký hoặc dược chất đã có số đăng ký nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam.
đ) Báo cáo tồn kho đối với thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc (Mẫu số 3);
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 12. Thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt
– Doanh nghiệp tổ chức chuỗi nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP cần thiết nhập khẩu các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc nhập khẩu cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt để bán tại các nhà thuốc đạt GPP trong hệ thống: phải có văn bản nêu rõ lý do chưa cung cấp được hồ sơ, phiếu kiểm nghiệm gốc, và cam kết chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu;
– Doanh nghiệp nhập khẩu những thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc nhập khẩu cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt hoặc những thuốc có hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng được ghi trong các tài liệu chuyên môn mà không cung cấp được các hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này và phiếu kiểm nghiệm gốc của lô thuốc nhập khẩu thì hồ sơ phải kèm theo: Văn bản nêu rõ lý do chưa cung cấp được hồ sơ của thuốc nhập khẩu, phiếu kiểm nghiệm gốc của lô thuốc và cam kết về đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu; Báo cáo sử dụng thuốc (nhu cầu sử dụng, tính an toàn, hiệu quả điều trị của thuốc).
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 13. Vắc xin, sinh phẩm y tế theo nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở điều trị, cơ sở tiêm phòng và cơ sở xét nghiệm
đ) Các tài liệu kèm theo (nếu có) bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng (ISO) do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với sinh phẩm chẩn đoán In Vitro), Giấy phép lưu hành vắc xin, sinh phẩm y tế, Giấy phép lưu hành tại một số nước khác mà vắc xin, sinh phẩm y tế đó đã được đăng ký và lưu hành. Trong trường hợp đặc biệt, công ty chưa cung cấp đủ các tài liệu này hoặc vắc xin, sinh phẩm y tế không đáp ứng quy định tại điểm b, c, và điểm d khoản 2 Điều 4 của Thông tư này nhưng cần thiết cho nhu cầu sử dụng, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế xem xét, quyết định.
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu và yêu cầu gửi hồ sơ, mẫu cho Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế đối với vắc xin, sinh phẩm y tế nhập khẩu trong trường hợp cần thiết.
Trường hợp không cấp giấy phép Cục Quản lý dược – Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 14. Thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 15. Thuốc phục vụ cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia
– Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cho phép lưu hành hoặc xuất khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế;
– Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP;
– Phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế của cơ quan kiểm định quốc gia hoặc cơ quan khác có thẩm quyền nước sở tại đối với lô hàng nhập (có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp nhập khẩu);
– Kết quả thử thuốc trên lâm sàng hoặc kết quả thử nghiệm an toàn trên người ở thực địa theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 của Thông tư này.
Điều 16. Thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo
Cơ sở nhập khẩu gửi hồ sơ đến Sở Y tế trên địa bàn, trường hợp thuốc chứa dược chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành, vắc xin, sinh phẩm y tế: cơ sở nhập khẩu gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hàng, hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế hoặc Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Sở Y tế hoặc Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời cơ sở và nêu rõ lý do.
Điều 17. Thuốc dùng cho mục đích thử lâm sàng, làm mẫu đăng ký và phục vụ việc nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định, nghiên cứu sinh khả dụng/tương đương sinh học
Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 9 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam.
đ) Trường hợp cơ sở sản xuất, nghiên cứu, kiểm nghiệm muốn nhập khẩu thuốc để phục vụ việc nghiên cứu, kiểm nghiệm của chính cơ sở phải kèm theo văn bản đề nghị và cam kết thuốc nhập khẩu chỉ sử dụng để phục vụ việc nghiên cứu, kiểm nghiệm của cơ sở.
Số lượng xin nhập khẩu phải phù hợp với quy mô sản xuất, nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định. Trường hợp sau khi sản xuất thử, nguyên liệu nhập khẩu còn dư mà công ty muốn đưa vào sản xuât thuốc đã được cấp số đăng ký thì phải báo cáo về Cục Quản lý dược số lượng tồn, hạn dùng, tình trạng chất lượng và xin phép được sử dụng để sản xuất thuốc thành phẩm.[5]
e)[6] Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có đóng dấu của doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp lần đầu tiên xin nhập khẩu thuốc làm mẫu.
Cơ sở nhập khẩu gửi hồ sơ đến Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hàng, hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế có văn bản trả lời cơ sở và nêu rõ lý do.
Điều 18. Thuốc để tham gia trưng bày, triển lãm hội chợ và các trường hợp tạm nhập, tái xuất thuốc khác
Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam và quy định tại Điều 12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Điều 19. Nguyên liệu làm thuốc, dược liệu chưa có số đăng ký lưu hành, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc [7]
– Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) công bố Danh mục nguyên liệu làm thuốc được phép nhập khẩu (không yêu cầu phải có giấy phép) tại trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (www.dav.gov.vn) theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thuốc được cấp số đăng ký, Cục Quản lý Dược công bố Danh mục nguyên liệu làm thuốc được phép nhập khẩu.
Cơ sở sản xuất thuốc được cấp số đăng ký chỉ được phép nhập khẩu nguyên liệu theo đúng Danh mục đã được công bố.
Doanh nghiệp kinh doanh có chức năng nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc được phép nhập khẩu nguyên liệu thuộc Danh mục nguyên liệu làm thuốc được phép nhập khẩu (không yêu cầu phải có giấy phép) do Cục Quản lý Dược công bố.
– Cơ sở sản xuất có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh làm thủ tục trực tiếp với Hải quan cửa khẩu để được nhập khẩu các nguyên liệu theo Danh mục đã được Cục Quản lý Dược công bố;
– Cơ sở sản xuất thuốc phải xuất trình Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc hoặc Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
– Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh phải xuất trình Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (hình thức bán buôn hoặc xuất nhập khẩu thuốc) và giấy chứng nhận GSP với phạm vi kinh doanh phù hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
– Thời hạn nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc theo hình thức công bố có thời hạn như hiệu lực số đăng ký của thuốc sản xuất từ nguyên liệu đó;
– Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam phải có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Thông tư này.
– Nguyên liệu làm thuốc không thuộc diện được phép nhập khẩu theo hình thức công bố quy định tại khoản 2 Điều này;
– Nguyên liệu thuộc danh mục thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc;
– Nguyên liệu là tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc;
– Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm;
– Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 12a, 12b, 12c, 12d, 12đ ban hành theo Thông tư này.
– Bản tiêu chuẩn chất lượng và bản phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu, dược liệu, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc đối với các nguyên liệu, bao bì có tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc bản photo chuyên luận tiêu chuẩn chất lượng của dược điển trừ trường hợp áp dụng tiêu chuẩn dược điển châu Âu, Anh, Hoa Kỳ, Quốc tế, Nhật Bản.
– Đối với nguyên liệu làm thuốc là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất làm thuốc phải gửi kèm theo Báo cáo tồn kho theo Mẫu số 3 ban hành theo Thông tư này.
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu.
Đối với nguyên liệu làm thuốc là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất làm thuốc, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép nhập khẩu.
Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
đ) Giấy phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc chưa có số đăng ký có giá trị tối đa 02 năm kể từ ngày ký.”
Điều 20. Thuốc phóng xạ
Mục 3. KIỂM ĐỊNH THUỐC NHẬP KHẨU
Điều 21. Vắc xin, sinh phẩm y tế là huyết thanh có chứa các kháng thể
Doanh nghiệp nhập khẩu gửi hồ sơ đến Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ mẫu và hồ sơ theo qui định, Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế trả lời bằng văn bản về chất lượng vắc xin, sinh phẩm y tế và về an toàn trên động vật thí nghiệm của vắc xin, sinh phẩm y tế gửi doanh nghiệp.
Chương IV
HỒ SƠ, THỦ TỤC XUẤT KHẨU THUỐC VÀ BAO BÌ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THUỐC
Điều 22. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất
b)[8] Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (bản chính, bản sao hoặc bản dịch tiếng Việt đáp ứng quy định tại tiết 1, 2 và 3 điểm a khoản 11 Điều 4 của Thông tư này).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hàng, hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép xuất khẩu. Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 23. Các thuốc khác không phải là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc ở dạng đơn chất hoặc phối hợp, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Thuốc sản xuất trong nước được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC) hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP) để xuất khẩu. Số lượng FSC, CPP được cấp theo yêu cầu của cơ sở.
Đơn đề nghị cấp FSC hoặc CPP (Mẫu số 14);
Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu cơ sở nộp FSC hoặc CPP theo mẫu do nước đó quy định, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có thể xem xét cấp FSC dựa trên mẫu được yêu cầu.
Chương V
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24. Xử lý vi phạm
Ngoài các hình thức trên, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế sẽ công khai nội dung vi phạm của cơ sở trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế; thông báo tới cơ quan Thanh tra, cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành [10] [11]
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Thông tư số 06/2006/TT-BYT ngày 16/05/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm; Thông tư số 13/1998/TT-BYT ngày 15/10/1998 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng thuốc viện trợ của nước ngoài vào Việt Nam; các quy định về nhập khẩu vắc xin và sinh phẩm y tế tại Thông tư số 08/2006/TT-BYT ngày 13/06/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG Phạm Lê Tuấn |
DANH MỤC
NGUYÊN LIỆU VÀ THUỐC THÀNH PHẨM CẤM NHẬP KHẨU ĐỂ LÀM THUỐC DÙNG CHO NGƯỜI (Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT | Tên hoạt chất | Tên khoa học |
1 | (+) – Lysergide(LSD, LSD-25) | 9,10-didehydro-N,N-diethyl-6-methylergoline-8b-carboxamide |
2 | 1-Phenyl-2-propanone | 1-phenyl-2-propanone; |
3 | 2C-B | 4-bromo-2,5dimethoxyphenyl-ethylamine |
4 | 3,4-Methylenedioxyphenyl-2-propanone | (2-propanone,1-[3,4(methylenedioxy)phenyl]-); |
5 | 3-methylfentanyl | N-(3-methyl-1-phenethyl-4-piperidyl)propionanilide |
6 | 3-methylthiofentanyl | N-[3-methyl-1-[2-(2-thienyl)ethyl]-4-piperidyl]propionanilide |
7 | 4-methylaminorex | (+)-cis-2-amino-4-methyl-5-phenyl-2-oxazoline |
8 | 4-MTA | α-methyl-4-methylthiophenethlamine |
9 | Acetic anhydride | acetic oxide |
10 | Acetone | 2-propanone |
11 | Acetorphine | 3-O-acetyltetrahydro-7α-(1-hydroxy-1-methylbutyl)-6,14-endo-ethenooripavine |
12 | Acetyl-alpha-methylfentanyl | N-[1 α -methylphenethyl)-4-piperidyl]acetanilide |
13 | Acetylmethadol | 3-acetoxy-6-dimethylamino-4,4-diphenylheptane |
14 | Alphacetylmethadol | α-3-acetoxy-6-dimethylamino-4,4-diphenylheptane |
15 | Alphameprodine | α-3-ethyl-1-methyl-4-phenyl-4-propionoxypiperidine |
16 | Alphamethadol | α-6-dimethylamino-4,4-diphenyl-3-heptanol |
17 | Alpha-methylfentanyl | N-[1-( α-methylphenethyl)-4-piperidyl]propionanilide |
18 | Alpha-methylthiofentanyl | N-[1-[1-methyl-2-(2-thienyl)ethyl]-4-piperidyl]propionanilide |
19 | Alphaprodine | α-1,3-dimethyl-4-phenyl-4-propionoxypiperidine |
20 | Amfetamine (Amphetamine) | (+)-α-methylphenethylamine |
21 | Amineptine | 7-[(10,11-dihydro-5H-dibenzo[a,d]cyclohepten-5-yl)amino]heptanoic acid |
22 | Ampletamine | |
23 | Analgin (metamizol; Dipyrone) | |
24 | Anileridine | 4-Piperidinecarboxylic acid, 1–[2-(4-aminophenyl)ethyl]-4-phenyl-, ethyl ester |
25 | Anthranilic acid | 2-aminobenzoic acid; |
26 | Aprotinin | |
27 | Astemizole | 1-[(4-fluorophenyl)methyl]-N-[1-[2-(4-methoxyphenyl)ethyl]-4-piperidyl]-benzoimidazol-2-amine |
28 | Benzaldehyde | Benzoic Aldehyde; Benzenecarbonal |
29 | Benzethidine | 1-(2-benzyloxyethyl)-4-phenylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl esterBenzylmorphine 3-benzylmorphine |
30 | Benzyl Cyanide | 2-Phenylacetonenitrile |
31 | Betacetylmethadol | β-3-acetoxy-6-dimethylamino-4,4-diphenylheptane |
32 | Beta-hydroxy-3-methylfentanyl | N-[1-(β–hydroxyphenethyl)-3-methyl-4-piperidyl]propionanilide |
33 | Beta-hydroxyfentanyl | N-[1-( β-hydroxyphenethyl)-4-piperidyl]propionanilide |
34 | Betameprodine | β-3-ethyl-1-methyl-4-phenyl-4-propionoxypiperidine |
35 | Betamethadol | β-6-dimethylamino-4,4-diphenyl-3-heptanol |
36 | Betaprodine | β-1,3-dimethyl-4-phenyl-4-propionoxypiperidine |
37 | Brolamfetamine (DOB) | (+)-4-bromo-2,5-dimethoxy-α-methylphenethylamine |
38 | Cannabis and Cannabis resin | Cây cần sa và các sản phẩm chiết xuất từ cây cần sa |
39 | Cathinone | (-)-(S)-2-aminopropiophenone |
40 | Cerivastatine | acide (6E)-(3R,5S)-7-[4-(4-fluorophényl)-5-(méthoxyméthyl)-2,6-bis(1-méthyléthyl)-3-pyridyl]-3,5-dihydroxyhept-6-énoïque |
41 | Chlormezanone | |
42 | Clonitazene | 2-(p-chlorobenzyl)-1-diethylaminoethyl-5-nitrobenzimidazole |
43 | Coca leaf | lá cây Coca |
44 | Codoxime | dihydrocodeinone-6-carboxymethyloxime |
45 | CYCLOBARBITAL | 5-(1-cyclohexen-1-yl)-5-ethylbarbituric acid |
46 | Desomorphine | dihydrodeoxymorphine |
47 | Desomorphine | dihydrodeoxymorphine |
48 | DET | 3-[2-(diethylamino)ethyl]indole |
49 | Dexamfetamine (Dexamphetamine) | (+)-α-methyphenethylamine |
50 | Dexfenfluramine | |
51 | Dextropropoxyphen | a– (+)- 4- dimethylamino- 1,2- diphenyl- 3- methyl- 2 – butanol propionate |
52 | Diampromide | N-[2-(methylphenethylamino)propyl]propionanilide |
53 | Diethylamine | N-Ethylethanamine |
54 | Diethylthiambutene | 3-diethylamino-1,1-di(2’-thienyl)-1-butene |
55 | Dihydroetorphine | 7,8-dihydro-7 α-[1-(R)-hydroxy-1-methylbutyl]-6,14-endo-ethanotetrahydrooripavine |
56 | Dihydromorphine | |
57 | Dimenoxadol | 2-dimethylaminoethyl-1-ethoxy-1,1-diphenylacetate |
58 | Dimepheptanol | 6-dimethylamino-4,4-diphenyl-3-heptanol |
59 | Dimethylthiambutene | 3-dimethylamino-1,1-di(2′-thienyl)-1-butene |
60 | Dioxaphetyl butyrate | Ethyl-4-morpholino-2,2-diphenylbutyrate |
61 | DMA | (+)-2,5-dimethoxy-α-methylphenethylamine |
62 | DMHP | 3-(1,2dimethylheptyl)-7,8,9,10-tetrahydro-6,6,9-trimethyl-6H-dibenzo[b,d]pyran-1-o1 |
63 | DMT | 3-[2(dimethylamino)ethyl]lindole |
64 | DOET | (+)-4-ethyl-2,5-dimethoxy-α-phenethylamine |
65 | Dronabinol | (6αR,10αR)-6α,7,8,10α-tetrahydro-6,6,9-trimethyl-3-pentyl-6H-dibenzo[b,d]pyran-1-o1 |
66 | Ecgonine | its esters and derivatives which are convertible to ecgonine and cocaine |
67 | Erythromycine d¹ng muèi Estolate | |
68 | Ethyl ether | 1,1′-oxybis[ethane] |
69 | Ethylene Diacetate | 1,1-Ethanediol Diacetate |
70 | Ethylmethylthiambutene | 3-ethylmethylamino-1,1-di(2’-thienyl)-1-butene |
71 | Eticyclidine (PCE) | N-ethyl-1-phenylcyclohexylamine |
72 | Etonitazene | 1-diethylaminoethyl-2-p-ethoxybenzyl-5-nitrobenzimidazole |
73 | Etorphine | tetrahydro-7 α-(1-hydroxy-1-methylbutyl)-6,14-endo-ethenooripavine |
74 | Etoxeridine | 1-[2-(2-hydroxyethoxy)ethyl]-4-phenylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl ester |
75 | Etryptamine | 3-(2-aminobutyl)indole |
76 | Fenetylline | 7-[2-[(α-methylphenethyl)amino]ethyl]-theophylline |
77 | Fenfluramine | |
78 | Formamide | Methanamide; Carbamaldehyde |
79 | Furethidine | 1-(2-tetrahydrofurfuryloxyethyl)-4-phenylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl ester |
80 | Gatifloxacin | |
81 | GHB | γ-hydroxybutyric acid |
82 | Glafenine | |
83 | Heroin | Diacetylmorphine |
84 | Hydrocodone | Dihydrocodeinone |
85 | Hydromorphinol | 14-hydroxydihydromorphine |
86 | Hydroxypethidine | 4-m-hydroxyphenyl-1-methylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl ester |
87 | Isomethadone | 6-dimethylamino-5-methyl-4,4-diphenyl-3-hexanone |
88 | Isosafrole | (1,3-benzodioxole,5-(1-propenyl)-) |
89 | Ketobemidone | 4-m-hydroxyphenyl-1-methyl-4-propionylpiperidine |
90 | Levamfetamine (Levamphetamine) | (-)-(R)-α-methylphenethylamin |
91 | Levamisole | (6S)-2,3,5,6-Tetrahydro-6-phenylimidazo [2,1-b] thiazole |
92 | Levomethamphetamine | (-)-N,α-dimethylphenethylamine |
93 | Levomethorphan* | (-)-3-methoxy-N-methylmorphinan |
94 | Levomoramide | (-)-4-[2-methyl-4-oxo-3,3-diphenyl-4-(1-pyrrolidinyl)butyl]morpholine |
95 | Levophenacylmorphan | (-)-3-hydroxy-N-phenacylmorphinan |
96 | Lysergic acid | ((8ß)-9,10-didehydro-6-methylergoline-8-carboxylic; |
97 | MDE, N-ethyl MDA | (+)-N-ethyl-α-methyl-3,4-(methylenedioxy)phenethylamine |
98 | MDMA | (+)-N,α-dimethyl-3,4-(methylene-dioxy) phenethylamine |
99 | Mecloqualone | 3-(o-chlorophenyl)-2-methyl-4(3H)-quinazolinone |
100 | Mescaline | 3,4,5-trimethoxyphenethylamine |
101 | Mescathinone | 2-(methylamino)-1-phenylpropan-1-one |
102 | Metamfetamine (Metamphetamine) | (+)-(S)-N,α-dimethylphenethylamine |
103 | Metamfetamine racemate | (+)-N,α-dimethylphenethylamine |
104 | Metazocine | 2′-hydroxy-2,5,9-trimethyl-6,7-benzomorphan |
105 | Methadone intermediate | 4-cyano-2-dimethylamino-4,4-diphenylbutane |
106 | Methaqualone | 2-methyl-3-o-tolyl-4(3H)-quinazolinone |
107 | Methyl ethyl ketone | 2-butanone |
108 | Methylamine | Monomethylamine; Aminomethane |
109 | Methyldesorphine | 6-methyl-.6-deoxymorphine |
110 | Methyldihydromorphine | 6-methyldihydromorphine |
111 | Metopon | 5-methyldihydromorphinone |
112 | MMDA | 5-methoxy-α-methyl-3,4-(methylenedioxy)phenethylamine |
113 | Moramide intermediate | 2-methyl-3-morpholino-1,1-diphenylpropane carboxylic acid |
114 | Morpheridine | 1-(2-morpholinoethyl)-4-phenylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl ester |
115 | MPPP | 1-methyl-4-phenyl-4-piperidinol propionate (ester) |
116 | N-Acetylanthranilic acid | benzoic acid, 2-(acetylamino)- |
117 | N-hydroxy MDA | (+)-N-[α-methyl-3,4-(methylenedioxy) phenethyl]hydroxylamine |
118 | Nimesulide (trừ thuốc thành phẩm dạng dùng ngoài da, nguyên liệu để sản xuất thuốc dùng ngoài da) | |
119 | Nitroethane | |
120 | N-Methylpseudoephedrine | |
121 | Noracymethadol | (±.)-α-3-acetoxy-6-methylamino-4,4-diphenylheptane |
122 | Norlevorphanol | (-)-3-hydroxymorphinan |
123 | Normethadone | 6-dimethylamino-4,4-diphenyl-3-hexanone |
124 | Normorphine | Demethylmorphine |
125 | Norpipanone | 4,4-diphenyl-6-piperidino-3-hexanone |
126 | Para-fluorofentanyl | 4′-fluoro-N-(1-phenethyl-4-piperidyl)propionanilide |
127 | Parahexyl | 3-hexyl-7,8,9,10-tetrahydro-6,6,9-trimethyl-6H-dibenzo[b,d] pyran-1-o1 |
128 | PEMOLINE | 2-amino-5-phenyl-2-oxazolin-4-one |
129 | PEPAP | 1-phenethyl-4-phenyl-4-piperidinol acetate (ester) |
130 | Pethidine intermediate A | 4-cyano-1-methyl-4-phenylpiperidine |
131 | Pethidine intermediate B | 4-phenylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl ester |
132 | Pethidine intermediate C | 1-methyl-4-phenylpiperidine-4-carboxylic acid |
133 | Phenacetine | N-(4-Ethoxyphenyl) acetamide; p-acetophenetidide |
134 | Phenadoxone | 6-morpholino-4,4-diphenyl-3-heptanone |
135 | Phenampromide | N-(1-methyl-2-piperidinoethyl)propionanilide |
136 | Phencyclidine (PCP) | 1-(1-phenylcyclohexyl)piperidine |
137 | Phenmetrazine | 3-methyl-2-phenylmorpholine |
138 | Phenolphtalein | 3,3-bis (4-hydroxyphenyl)-1-(3H)-isobenzofuranone |
139 | Phenomorphan | 3-hydroxy-N-phenethylmorphinan |
140 | Phenoperidine | 1-(3-hydroxy-3-phenylpropyl)-4-phenylpiperidine-4-carboxylic acid ethyl ester |
141 | Phenylacetic acid | benzeneacetic acid |
142 | Phenylpropanolamin (Norephedrin) | Benzenemethanol, a – (1- aminoethyl)- (+)- |
143 | Piminodine | 4-phenyl-1-(3-phenylaminopropyl)piperidine-4-carboxylic acid ethyl ester |
144 | Piperidine | Piperidine |
145 | Piperonal | 1,3-benzodioxole-5-carboxaldehyde; |
146 | Piperonyl Methyl Cetone | |
147 | PIPRADROL | 1,1-diphenyl-1-(2-piperidyl)methanol |
148 | Piritramide | 1-(3-cyano-3,3-diphenylpropyl)-4-(1-piperidino)piperidine-4-carboxylic acid amide |
149 | PMA | p-methoxy-α-methylphenethylamine |
150 | Pratolol | |
151 | Proheptazine | 1,3-dimethyl-4-phenyl-4-propionoxyazacycloheptane |
152 | Properidine | 1-methyl-4-phenylpiperidine-4-carboxylic acid isopropyl ester |
153 | Psilocine, psilotsin | 3-[2-(dimethylamino)ethyl]indole-4-o1 |
154 | Psilocybine | 3-[2-(dimethylamino)ethyl]indole-4-yl dihydrogen phosphate |
155 | Pyramidon (Aminophenazone) | 4-diméthylamino-2,3-diméthyl-1-phényl-3-pyrazolin-5-one |
156 | Racemethorphan | (±)-3-methoxy-N-methylmorphinan |
157 | Racemoramide | (±)-4-[2-methyl-4-oxo-3,3-diphenyl-4-(1-pyrrolidinyl)butyl]morpholine |
158 | Racemorphan | (±)-3-hydroxy-N-methylmorphinan |
159 | Remifentanil | 1-(2-methoxy carbonylethyl)-4-(phenylpropionylamino)piperidine-4-carboxylic acid methyl ester |
160 | Rolicyclidine (PHP, PCPY) | 1-(1-phenylcyclohexyl)pyrrolidine |
161 | Safrole | (1,3-benzodioxole,5-(2-propenyl)-); HS code: 2932.94 CAS number: 94-59-7 |
162 | Santonin | [3s-(3 α, 3aα, 5aβ, 9bβ]-3a,5,5a,9b – Tetrahydro – 3 5a, 9 – trimethylnaphtho [1,2-b] furan-2, 8 (3H,4H)- dione |
163 | Secobarbital | 5-ally-5-(1-methylbutyl)barbituric acid |
164 | Sibutramine | (±)-dimethyl-1-[1-(4- chlorophenyl) cyclobutyl]-N,N,3-trimethylbutan- 1-amine |
165 | STP, DOM | 2,5-dimethoxy-α,4-dimethylphenethylamine |
166 | Sulphuric acid 1 | sulfuric acid |
167 | Tenamfetamine (MDA) | α-methyl-3,4-(methylenedioxy) phenethylamine |
168 | Tenocyclidine (TCP) | 1-[1-(2-thienyl)cyclohexyl]piperidine |
169 | Terfenadine | |
170 | Tetrahydrocannabinol | 7,8,9,10-tetrahydro-6,6,9-trimethyl-3-pentyl-6H-dibenzo[b,d] pyran-1-o1;
(9R,10αR)-8,9,10,10α-tetrahydro-6,6,9-trimethyl-3-pentyl-6H-dibenzo[b,d]pyran-1-o1; (6αR,9R,10αR)-6α,9,10,10α-tetrahydro-6,6,9-trimethyl-3-pentyl-6H-dibenzo[b,d]pyran-1-o1; (6αR,10αR)-6α,7,10,10α-tetrahydro-6,6,9-trimethyl-3-pentyl-6H-dibenzo[b,d]pyran-1-o1; 6α,7,8,9-tetrahydro-6,6,9-trimethyl-3-pentyl-6H-dibenzo[b,d]pyran-1-o1; (6αR,10αR)-6α,7,8,9,10,10a-hexahydro-6,6,dimethyl-9-methylene-3-pentyl-6H-dibenzo[b,d]pyran-1-o1 |
171 | Thebaine | 6,7,8,14-Tetradehydro-4,5-epoxy-3,6-dimethoxy-17-methylmorphinan; paramorphine |
172 | Thiofentanyl | N-[1-[2-(2-thienyl)ethyl]-4-piperidyl]propionanilide |
173 | Tilidine | (±)-ethyl-trans-2-(dimethylamino)-1-phenyl-3-cyclohexene-1-carboxylate |
174 | TMA | (+)-3,4,5-trimethoxy-α-methylphenethylamine |
175 | Toluene | benzene, methyl- |
176 | Trimeperidine | 1,2,5-trimethyl-4-phenyl-4-propionoxypiperidine |
177 | Ziperol | α-(α-methoxybenzy)-4-(β-methoxyphenethyl)-1-piperazineethanol |
178 | Zomepirac | 5-(4-Chlorobenzoyl)-1, 4-dimethyl-H-pyrrole-2-acetic acid |
* Danh mục sẽ bao gồm cả các hoạt chất thuộc Danh mục các chất ma túy và tiền chất do Chính phủ ban hành nhưng không thuộc danh mục thuốc gây nghiện, danh mục thuốc hướng tâm thần và danh mục tiền chất dùng làm thuốc do Bộ Y tế quy định.
[1] Thông tư số 45/2011/TT-BYT có căn cứ ban hành sau:
“Căn cứ Luật Dược số 34/2005-QH-11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế”
Thông tư số 38/2013/TT-BYT có căn cứ ban hành sau:
“Căn cứ Luật Dược số 34/2005-QH-11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 42/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về quản lý thuốc dùng cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược,”
[2] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 45/2011/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2012.
[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 38/2013/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
[4] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 45/2011/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2012
[5] Đoạn này được bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Thông tư số 45/2011/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 2 năm 2012.
[6] Điểm này được bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Thông tư số 45/2011/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 2 năm 2012.
[7] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 38/2013/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
[8] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 của Thông tư số 45/2011/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2012.
[9] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 7 Điều 7 của Thông tư số 45/2011/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2012.
[10] Thông tư số 45/2011/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2012 quy định như sau:
“Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2012. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
[11] Thông tư số 38/2013/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Khoản 3 Điều 4, Điều 19 Thông tư 47/2010/TT-BYT và Mẫu số 1a, Mẫu số 12a, 12b, 12c, 12d, Mẫu số 3 ban hành theo Thông tư 47/2010/TT-BYT hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.”