Quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) khi xuất khẩu sang EU, Na Uy, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
14/12/2018
Số ký hiệu
Thông tư 48/2015/TT-BCT
Ngày ban hành
14/12/2015
Ngày có hiệu lực
14/12/2015
Ngày hết hiệu lực
Người ký
Bộ trưởng
Trích yếu
Sửa đổi Thông tư 40/2015/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 48/2015/TT-BCT
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2015
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 40/2015/TT-BCT NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc ký chính thức ngày 05 tháng 5 năm 2015 tại Hà Nội, Việt Nam;
Theo đề nghị của Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc và đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (sau đây gọi là Thông tư số 40/2015/TT-BCT).
Điều 1. Sửa đổi Điều 3 Thông tư số 40/2015/TT-BCT
Sửa đổi Điều 3 Thông tư số 40/2015/TT-BCT như sau:
“Điều 3. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2015./.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2015./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
– Viện KSND tối cao;
– Tòa án ND tối cao;
– Cơ quan TW của các Đoàn thể;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
– Công báo;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Các website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
– Các Sở Công Thương;
– Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; Vụ Pháp chế; các Vụ, Cục; các Phòng QLXNK khu vực (20);
– BQL các KCN và CX Hà Nội;
– Lưu: VT, XNK (10).