Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Thông tư 153/2012/TT-BTC  17/09/2012

    Hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

    01/01/2013
    2 Thông tư 31/2017/TT-BYT 25/07/2017

    Bộ Y tế ban hành Thông tư 31/2017/TT-BYT về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế.

    15/09/2017
    3 Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT 30/08/2010

    Sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009

    14/10/2010
  • Số ký hiệu Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT
    Ngày ban hành 25/12/2018
    Ngày có hiệu lực 10/02/2019
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Thứ trưởng
    Trích yếu

    Sửa đổi thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT và 20/2017/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

    Cơ quan ban hành Thông tư
    Phân loại Thông tư
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 35/2018/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 25/2016/TT-BNNPTNT NGÀY 30/6/2016 VÀ THÔNG TƯ SỐ 20/2017/TT-BNNPTNT NGÀY 10/11/2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn

  1. Bổ sung khoản 1a, khoản 2a Điều 1 như sau:

“1a. Thông tư này hướng dẫn thực hiện kiểm dịch động vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.

2a. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm dịch động vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch sản phẩm động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.”

  1. Bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 2 như sau:

3. Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm động vật cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.

  1. Lô hàng sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm động vật của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.
  2. Sản phẩm động vật có nguy cơ cao là sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh, sơ chế; thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải kiểm tra tạp nhiễm sản phẩm của loài nhai lại (ADN).
  3. Sản phẩm động vật có nguy cơ thấp là sản phẩm động vật đã qua chế biến theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để sử dụng ngay.”
  4. Bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:

“3. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm về kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, không phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng xuất khẩu để thông quan hàng hóa.”

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 8 như sau:

“1. Trước khi nhập khẩu động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật thú y. Văn bản đề nghị theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

  1. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
  2. Khai báo kiểm dịch
  3. a) Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp;
  4. b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.”
  5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 9 như sau:

“1. Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

  1. Nội dung kiểm dịch
  2. a) Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật thú y. Trường hợp lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra;”
  3. Bổ sung Điều 9a như sau:

“Điều 9a. Kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan

  1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu, thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được kiểm dịch đồng thời với kiểm tra chất lượng.
  2. Trước khi nhập khẩu, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp, hồ sơ gồm:
  3. a) Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu (Mẫu 20a ban hành kèm theo Thông tư này);
  4. b) Các văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Luật thú y;
  5. c) Các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 39/2017/NĐ-CP) đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu hoặc các văn bản quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi, trả về.
  6. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật thú y và theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
  7. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này; tổ chức kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu theo quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP. Trường hợp chỉ tiêu kiểm dịch trùng với chỉ tiêu kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tổ chức xét nghiệm chỉ tiêu đó. Trường hợp khi chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chưa có bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, chủ hàng bổ sung trong thời gian kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
  8. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy xác nhận chất lượng trực tiếp cho chủ hàng hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
  9. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc động vật, vừa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng và thông báo cho Cục Bảo vệ thực vật để phối hợp kiểm tra.”
  10. Bổ sung Điều 9b như sau:

“Điều 9b. Kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

  1. Sản phẩm động vật đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, chưa được chế biến hoặc đóng gói lại khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không phải thực hiện kiểm dịch.
  2. Sản phẩm động vật có nguồn gốc trong nước, được xuất bán cho doanh nghiệp chế xuất chỉ phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định, không phải thực hiện việc kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.”
  3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 như sau:

“1. Trước khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật thú y. Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 17 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

  1. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
  2. Khai báo kiểm dịch
  3. a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
  4. b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.”
  5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 15 như sau:

“1. Trước khi thực hiện nhập, xuất kho ngoại quan động vật, sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật thú y. Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 18 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

  1. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
  2. Khai báo kiểm dịch
  3. a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
  4. b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:
  6. a) Theo quy định tại Điều 9 Thông tư này đối với sản phẩm động vật tiêu thụ trong nước, Điều 11 Thông tư này đối với sản phẩm động vật làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;
  7. b) Thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật thú y đối với sản phẩm động vật gửi kho ngoại quan để tái xuất khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch cấp theo Mẫu 16b Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
  8. c) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng (trường hợp nhập để tiêu dùng trong nước, làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu) hoặc giao lại cho chủ hàng (trường hợp hàng tái xuất khẩu).”
  9. Sửa đổi khoản 1, khoản 3 và khoản 4 phần II Phụ lục I như sau:

“1. Thịt, sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật có nguồn gốc từ động vật trên cạn.

  1. Sữa và các sản phẩm từ sữa.
  2. Trứng và các sản phẩm từ trứng của động vật trên cạn.”
  3. Bãi bỏ khoản 16 phần II Phụ lục I.
  4. Sửa đổi phần II Phụ lục II như sau:

“1. Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy chế ngoại giao.

  1. Các sản phẩm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và chế phẩm sinh học: Huyết thanh của ngựa, bò, cừu; các sản phẩm làm dược liệu: Ngô công (rết), Thuyền thoái (xác ve sầu lột), Toàn yết (bọ cạp), A Giao (keo da lừa), huyết hươu khô, nhung hươu khô; kén tằm; sản phẩm đã xử lý sâu để gia công hàng may mặc thành phẩm: miếng da/dải lông lông thú, lông vũ”.
  2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục V như sau:
  3. a) Sửa đổi, bổ sung Mẫu 1, Mẫu 2, Mẫu 3, Mẫu 8, Mẫu 9, Mẫu 14a, Mẫu 14b, Mẫu 15a như sau: thay cụm từ “Chứng minh nhân dân số” và cụm từ “số Giấy chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân”;
  4. b) Sửa đổi điểm b khoản 15 và tên Mẫu 15b thành: “Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu”;
  5. c) Bổ sung khoản 20a của Phụ lục V như sau:

“20a. Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu”;

  1. d) Bãi bỏ điểm c khoản 15.
  2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 phần II Phụ lục XII như sau:

“1. Sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm:

  1. a) Đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ cao:

Lấy mẫu từng lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản 1 phần II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tại cửa khẩu, kiểm tra thực trạng hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận vận chuyển (Mẫu 14b) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho theo đề nghị của chủ hàng (kho phải đủ điều kiện vệ sinh thú y); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch. Trường hợp hàng hóa là sản phẩm động vật không thể lấy mẫu tại cửa khẩu thì cơ quan kiểm dịch cửa khẩu thực hiện lấy mẫu kiểm dịch tại kho bảo quản.

Riêng đối với sản phẩm động vật đông lạnh phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.

  1. b) Đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ thấp:

Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản 1 phần II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

Tần suất lấy mẫu như sau: Cứ 05 lô hàng lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 lần vi phạm thì lấy mẫu liên tiếp 03 lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm; nếu kết quả kiểm tra 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì áp dụng tần suất 05 lô hàng sẽ lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm.

Việc lấy mẫu kiểm dịch, kiểm tra thực trạng hàng hóa được thực hiện tại cửa khẩu hoặc kho hàng của chủ hàng đáp ứng được yêu cầu (nếu có đề nghị của chủ hàng); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch.

Trường hợp lô hàng không phải lấy mẫu kiểm tra, trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ kiểm tra hồ sơ, nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa nhập khẩu.

  1. c) Vi sinh vật gây hại, cảm quan, lý hóa:
Loại sản phẩm Chỉ tiêu kiểm tra Căn cứ đánh giá
I. Nhóm nguy cơ cao Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế Salmonella spp Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế hiện hành.
E. coli
Enterobacteriaceae
Cảm quan, lý hóa
Sữa tươi nguyên liệu TSVKHK
Staphylococcus aureus
Trứng gia cầm tươi Enterobacteriaceae
Salmonella spp
II. Nhóm nguy cơ thấp Thịt, sản phẩm thịt chế biến Cl. Botulinum Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế hiện hành.
Salmonella spp
E. coli
Cảm quan, lý hóa
Trứng và sản phẩm trứng đã qua chế biến Salmonella spp
Enterobacteriaceae
Sữa và sản phẩm từ sữa đã qua chế biến Salmonella spp
Enterobacteriaceae
Listeria monocytogenes

Việc lấy mẫu theo tần suất được áp dụng trên tổng số lô hàng nhập khẩu tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 trong cùng 01 (một) năm.

  1. d) Các lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra: nếu lô hàng có 01 (một) mặt hàng thì lấy 03 mẫu; nếu lô hàng có từ 02 mặt hàng trở lên thì lấy 05 mẫu.”
  2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 phần II Phụ lục XII như sau:

“2. Thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu:

  1. a) Đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật lấy mẫu từng lô hàng kiểm tra các chỉ tiêu Salmonella spp, E. coli theo quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế hiện hành về vi sinh vật ô nhiễm;
  2. b) Đối với thức ăn thành phẩm có chứa sản phẩm động vật cứ 05 lô hàng lấy mẫu 01 lô hàng kiểm tra các chỉ tiêu Salmonella spp, E. coli theo quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế hiện hành về vi sinh vật ô nhiễm;
  3. c) Kiểm tra ADN loài nhai lại đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản/thức ăn thành phẩm có chứa sản phẩm động vật từ các nước có nguy cơ bệnh Bò điên hoặc khi có yêu cầu giám định;
  4. d) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tiếp nhận hồ sơ, thực hiện việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định tại Điều 16, Điều 18 và Điều 20 của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP;

Trường hợp chủ hàng lựa chọn đơn vị được chỉ định khác thực hiện việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì đơn vị được chỉ định đó gửi cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kết quả kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản; những chỉ tiêu đã kiểm dịch thì không phải kiểm tra chất lượng;

đ) Đối với sản phẩm động vật không phải kiểm tra ADN loài nhai lại, trường hợp chủ hàng có đề nghị đưa hàng về kho bảo quản (kho bảo quản của chủ hàng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y), cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tại cửa khẩu, kiểm tra thực trạng hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận vận chuyển (Mẫu 14b) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho hoặc việc lấy mẫu có thể thực hiện tại kho bảo quản; chủ hàng phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa và không được đưa hàng vào tiêu thụ khi lô hàng chưa có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu;

  1. e) Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản/thức ăn thành phẩm có chứa sản phẩm động vật phải kiểm tra ADN loài nhai lại phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.”
  2. Bổ sung phần IV Phụ lục XII như sau:

“IV. Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến hàng xuất khẩu như sau:

  1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, nội dung Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng.
  2. Kiểm tra thực trạng hàng hóa.
  3. Lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu tác nhân gây bệnh như sau:
  4. a) Đối với thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà, vịt, ngan, ngỗng: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao (các chủng H5-, H7-);
  5. b) Đối với thịt lợn và sản phẩm ăn được sau giết mổ của lợn: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh: Xoắn khuẩn, Giun xoắn, Dịch tả lợn châu Phi (đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh);
  6. c) Đối với thịt trâu, bò, dê, cừu và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của trâu, bò, dê, cừu: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh Xoắn khuẩn.
  7. Tần suất và số mẫu lấy kiểm tra: Cứ 06 lô hàng thì lấy 03 mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra.
  8. Trường hợp các lô hàng thuộc diện chỉ kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, nội dung Giấy chứng nhận kiểm dịch, thực trạng hàng hóa: Nếu kiểm tra thực trạng hàng hóa phát hiện không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
  9. Xử lý kết quả kiểm tra: Được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu, các yếu tố nguy cơ cần kiểm soát theo quy định, Cục Thú y sẽ hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu kiểm tra”.

  1. Thay đổi cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” thành cụm từ “Chi cục Thú y vùng” quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP

  1. Bổ sung khoản 2b và khoản 3b Điều 9 như sau:

“2b. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có nguồn gốc động vật phải thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính kiểm dịch động vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:

Khi kết quả kiểm tra chất lượng không đạt yêu cầu, tổ chức được chỉ định kiểm tra báo cáo Cục Thú y về kết quả kiểm tra, đồng thời thông báo cho cơ sở có sản phẩm được kiểm tra bằng văn bản qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử.

Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ sở có sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được kiểm tra không có ý kiến khiếu nại về kết quả kiểm tra, Cục Thú y tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

3b. Giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu phải thực hiện đồng thời các thủ tục hành chính kiểm dịch động vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:

Trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra chất lượng, cơ sở được kiểm tra có quyền kiến nghị bằng văn bản gửi Cục Thú y đề nghị kiểm tra, phân tích lại chất lượng.

Cục Thú y tổ chức thử nghiệm lại hoặc lấy mẫu lại (khi cần thiết) gửi tới 01 phòng thử nghiệm khác được chỉ định để kiểm tra. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để xử lý, kết luận cuối cùng.

Trường hợp chỉ tiêu kiểm tra có khiếu nại mà chỉ có 01 phòng thử nghiệm được chỉ định, Cục Thú y có thể gửi mẫu thử nghiệm tới các phòng thử nghiệm của nước ngoài được tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực công nhận hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận.”

  1. Bổ sung khoản 5 Điều 11 như sau:

“5. Cục Thú y có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước và tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật trước thông quan theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP.”

Điều 3. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
  2. Trường hợp phần mềm áp dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa kết nối khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chủ hàng gửi hồ sơ tới Cục Thú y qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp và nhận kết quả qua thư điện tử.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật nộp tại Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện kiểm tra chất lượng.
  2. Các trường hợp đã có văn bản đồng ý áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi được tiếp tục áp dụng chế độ kiểm tra này đến khi hết hiệu lực của văn bản.
  3. Các hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn đã nộp về Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
  4. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản, căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu là các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật và phải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

  1. Cục trưởng Cục Thú y, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
  2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Cục Kiểm tra Văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
– Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, Tp trực thuộc TƯ;
– Các đơn vị trực thuộc Cục Thú y;
– Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
– Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phùng Đức Tiến

 

PHỤ LỤC:

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Mẫu 20a

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU

 

Số/No:

……………………………………………………

(Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra ghi)

Số/No:

……………………………………………….

(Dành cho cơ quan kiểm tra ghi)

Kính gửi: …………………………………………………..

1. Bên bán hàng/Seller: (hãng, nước)
2. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/Address, Phone, Fax:
3. Nơi xuất hàng/Port of departure:
4. Bên mua hàng/Buyer:

Số CMND/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân, ngày cấp, nơi cấp:

5. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/Address, Phone, Fax:
6. Nơi nhận hàng/Port of Destination:
7. Thời gian nhập khẩu dự kiến/Importing date:
MÔ TẢ HÀNG HÓA/DESCRIPTION OF GOODS
8. Tên hàng hóa/Name of goods:

Tên khoa học (nếu có):

9. Số lượng, khối lượng/ Quantity, Volume:

Số lượng và loại bao bì:

Trọng lượng tịnh: Trọng lượng cả bì:
10. Xuất xứ hàng hóa:
11. Mục đích sử dụng:
12. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được cấp phép lưu hành tại Việt Nam/ Registration number:
13. Văn bản chấp thuận kiểm dịch động vật nhập khẩu (nếu có):
14. Cơ sở sản xuất/Manufacturer (hãng, nước sản xuất):
15. Địa điểm tập kết hàng/Location of storage:
16. Ngày đăng ký lấy mẫu kiểm tra/Date for sampling:
17. Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra/Location for sampling:
18. Thông tin người liên hệ/Contact person:
19. Hợp đồng mua bán/Contract: Số ngày
20. Hóa đơn mua bán/Invoice: Số ngày
21. Phiếu đóng gói/Packinglist; Số ngày
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA
22. Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu/Analytical parameters required:
23. Chế độ kiểm tra chất lượng:

(Số văn bản xác nhận chế độ kiểm tra chất lượng trường hợp miễn/giảm)

24. Thời gian kiểm tra/Date of testing:
25. Đơn vị thực hiện kiểm tra:
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the inpection body, afterward, all related document of the imported goods
Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy xác nhận chất lượng

 

  ………………. ngày/date:
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

Xác nhận của cơ quan kiểm dịch và kiểm tra chất lượng

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: ……………………………………………………. để làm thủ tục kiểm dịch và lấy mẫu kiểm tra chất lượng vào hồi …… giờ, ngày …….. tháng …….. năm …….

Sau khi có Giấy chứng nhận vận chuyển hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật lô hàng có thể được đưa về kho bảo quản (trừ hàng hóa phải kiểm tra ADN của loài nhai lại) trong khi chờ kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan (đối với chế độ kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt)

Lô hàng chỉ được phép thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu (đối với chế độ kiểm tra giảm có thời hạn, thông thường, kiểm tra chặt).

 

  …….., ngày ……. tháng ….. năm ……
Đại diện cơ quan kiểm tra
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do: ………………………………………

 

  ………, ngày…….tháng…….năm…….
Hải quan cửa khẩu……………..
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Call Now