Tìm kiếm văn bản
STT | Số/Ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu | Ngày có hiệu lực |
---|---|---|---|---|
1 | Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT | Quy định về kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản |
||
2 | Luật 41/2013/QH13 | 25/11/2013 | Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật |
01/01/2015 |
3 | Thông tư 30/2017/TT-BNNPTNT | 29/12/2017 | Sửa đổi Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và sửa đổi khoản 3 Điều 2 Thông tư 18/2016/TT-BNNPTNT. |
12/02/2018 |
Số ký hiệu | Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT |
Ngày ban hành | 30/10/2014 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2015 |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Thứ Trưởng |
Trích yếu | Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Phân loại | Thông tư |
Văn bản bị thay thế | |
Văn bản bị sửa đổi |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 33/2014/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ SAU NHẬP KHẨU VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
Trường hợp Việt Nam ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về kiểm dịch thực vật có quy định khác thì việc kiểm dịch thực vật thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi là vật thể) tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Điều 4. Yêu cầu chung về kiểm dịch thực vật
Điều 5. Phí và lệ phí
Chủ vật thể phải nộp phí, lệ phí kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Điều 6. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Điều 7. Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.
Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Điều 8. Thông báo kiểm dịch thực vật
Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:
Cơ quan kiểm dịch thực vật thông báo cho chủ vật thể hoặc cơ quan khác có liên quan trong những trường hợp sau:
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT QUÁ CẢNH
Điều 11. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Điều 12. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Trường hợp tình trạng bao gói của lô vật thể không đảm bảo thì chủ vật thể phải bao gói lại.
Chương V
KIỂM DỊCH THỰC VẬT SAU NHẬP KHẨU
Điều 13. Vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
Điều 14. Số lượng nhập khẩu để thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
Điều 15. Nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
Kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.
Kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.
Điều 16. Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly
Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô vật thể; ghi sổ các thông tin liên quan.
Toàn bộ lô vật thể được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Điều kiện khu cách ly thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng;
Kiểm tra định kỳ và đột xuất tất cả số cây được gieo trồng;
Thu thập các mẫu cây có biểu hiện bất thường, mẫu sinh vật gây hại, triệu chứng gây hại để giám định tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm.
Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;
Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;
Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.
Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.
Điều 17. Thời gian kiểm tra theo dõi
Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với từng loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
Điều 19. Trách nhiệm của Cơ quan kiểm dịch thực vật
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Thay thế Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Bãi bỏ mẫu giấy 3, 7, 8, 9, 10, 11 tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/03/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật.
Điều 21. Tổ chức thực hiện
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG Lê Quốc Doanh |
Tải về văn bản gốc kèm phụ lục tại đây.