Tìm kiếm văn bản
STT | Số/Ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu | Ngày có hiệu lực |
---|---|---|---|---|
1 | Nghị định 14/2019/NĐ-CP | 01/02/2019 | Sửa đổi Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt |
20/03/2019 |
2 | Văn bản 18/VBHN-BTC(2016) | 21/10/2016 | Hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thuế TTĐB |
01/07/2016 |
3 | Luật 27/2008/QH12 | 14/11/2008 | Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt |
01/04/2009 |
Số ký hiệu | Thông tư 195/2015/TT-BTC |
Ngày ban hành | 24/11/2015 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2016 |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Thứ Trưởng |
Trích yếu | Hướng dẫn thuế Tiêu thụ đặc biệt |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Phân loại | Thông tư |
Văn bản bị thay thế | |
Văn bản bị sửa đổi |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 195/2015/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2015/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Căn cứ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế;
Căn cứ Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Điều 2 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB: trường hợp cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hoà nhiệt độ hoàn chỉnh).
Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa quy định tại Điều 2 Thông tư này không thuộc diện chịu thuế TTĐB trong các trường hợp sau:
1.1. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất.
Cơ sở có hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu, cụ thể như sau:
– Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho nước ngoài.
– Hoá đơn bán hàng hoá xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh toán tiền gia công.
– Tờ khai hàng hoá xuất khẩu.
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nước ngoài qua ngân hàng.
1.2. Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hoá này phải nộp thuế TTĐB.
1.3. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.
Cơ sở sản xuất có hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng hoá đã thực tế xuất khẩu như sau:
– Hợp đồng mua bán hàng hoá để xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu giữa cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh xuất khẩu.
– Hóa đơn bán hàng, giao hàng uỷ thác xuất khẩu.
– Biên bản thanh lý (thanh lý toàn bộ hoặc từng phần) hợp đồng bán hàng hoá để xuất khẩu, biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu thể hiện rõ các nội dung sau:
Tên, số lượng, chủng loại, mặt hàng, giá bán của hàng hoá đã thực tế xuất khẩu; hình thức thanh toán; số tiền và số, ngày chứng từ thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng của người mua nước ngoài cho cơ sở xuất khẩu; số tiền và số, ngày của chứng từ thanh toán giữa cơ sở sản xuất với cơ sở xuất khẩu hoặc cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày của hợp đồng xuất khẩu, bản sao tờ khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Đối với hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷ thác xuất khẩu để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khi tiêu thụ (bán) trong nước.
1.4. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Cơ sở có hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm phải có đủ thủ tục:
– Giấy mời hoặc giấy đăng ký tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
– Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về hàng hoá đã xuất khẩu.
– Bảng kê hàng bán tại hội chợ triển lãm.
– Chứng từ thanh toán tiền đối với hàng hoá bán tại hội chợ triển lãm, trường hợp bán hàng thu tiền mặt có giá trị trên mức quy định thì phải khai báo với cơ quan Hải quan, có chứng từ nộp tiền vào ngân hàng theo quy định hiện hành.
2.1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm:
2.2. Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu, bao gồm:
2.3. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.
2.4. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.5. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.
2.6. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
2.7. Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được thực hiện như quy định về giải quyết không thu thuế, miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB khi nhập khẩu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không chịu thuế TTĐB nhưng sau đó không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch và mục đích an ninh, quốc phòng thì phải chịu thuế TTĐB.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền nhập khẩu chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền được sản xuất trong nước chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB theo giá trị còn lại sau khi trừ giá trị đã khấu hao theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xe ô tô có thiết kế chỉ dùng để chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB nêu tại khoản 5 Điều này phải xuất trình cho cơ quan hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu hồ sơ, thủ tục sau:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng minh cơ sở nhập khẩu có chức năng kinh doanh khu vui chơi, giải trí, thể thao (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở nhập khẩu).
– Cơ sở kinh doanh nhập khẩu ghi rõ trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu nội dung: “xe ô tô được thiết kế, chế tạo chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông”. Cơ sở nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ nhập khẩu.
Cơ quan hải quan nơi cơ sở kinh doanh nhập khẩu đăng ký mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu kiểm tra hàng hóa và không thu thuế TTĐB mặt hàng nêu trên, không cấp Tờ khai xác nhận nguồn gốc xe nhập khẩu cho cơ sở kinh doanh nhập khẩu.
Trường hợp xe ô tô có thiết kế chỉ dùng chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông không phải chịu thuế TTĐB, cơ sở nhập khẩu đã làm thủ tục nhập khẩu như hướng dẫn tại khoản 5 Điều này với cơ quan hải quan, nếu thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu, không sử dụng trong khu vui chơi, giải trí, thể thao và là loại xe ô tô thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thì cơ sở nhập khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhập khẩu không khai báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để nộp thuế TTĐB do thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu thì cơ sở nhập khẩu sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu; uỷ thác nhập khẩu hệ thống điều hoà trung tâm trên 90.000 BTU hoặc cơ sở kinh doanh nhập khẩu ký hợp đồng với nhà thầu lắp đặt thiết bị trong nước về việc cung cấp hệ thống điều hòa trung tâm trên 90.000 BTU; việc giao hàng tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình (hệ thống điều hòa này được nhập khẩu thành nhiều lần, nhiều chuyến) để không phải tính nộp thuế TTĐB đối với từng lần nhập khẩu là các chi tiết của thiết bị nhập khẩu như cục nóng hoặc cục lạnh thì hồ sơ cần xuất trình với cơ quan hải quan gồm:
– Hợp đồng nhập khẩu (trường hợp uỷ thác nhập khẩu phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu) hoặc hợp đồng mua bán (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu) hệ thống điều hòa trung tâm với nhà thầu thi công trong nước; trong hợp đồng phải thể hiện đây là thiết bị đồng bộ có công suất trên 90.000 BTU được nhập khẩu nguyên chiếc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất kèm theo bảng kê số lượng các chi tiết của thiết bị nhập khẩu.
– Sơ đồ kết nối hệ thống điều hòa trung tâm có xác nhận của đơn vị nhập khẩu và nhà thầu thi công (trong trường hợp có nhà thầu thi công).
– Chứng thư giám định về công suất và tính đồng bộ của thiết bị nhập khẩu, đồng thời các bộ phận tách rời (cục nóng, cục lạnh) hoặc nhóm các bộ phận tách rời của thiết bị không thể tự hoạt động độc lập do cơ quan giám định có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp.
Trường hợp từng bộ phận tách rời hoặc một số bộ phận tách rời lắp được thành một máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh, có công suất từ 90.000 BTU trở xuống hoạt động độc lập không cần kết nối với hệ thống thì từng bộ phận này vẫn phải chịu thuế TTĐB.
– Bản cam kết của cơ sở kinh doanh nhập khẩu về việc sử dụng hàng nhập khẩu đúng mục đích và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
Căn cứ vào hồ sơ xuất trình của cơ sở kinh doanh, cơ quan hải quan lập phiếu theo dõi trừ lùi như Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư này để theo dõi quản lý.
Điều 4. Người nộp thuế
1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã.
1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
1.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
1.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Chương II
CĂN CỨ TÍNH THUẾ
Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau:
Giá tính thuế TTĐB |
= |
Giá bán chưa có thuế GTGT | – | Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ và xăng các loại) và giá bán của cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB (trừ ô tô dưới 24 chỗ) thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cơ sở kinh doanh thương mại quy định tại điểm này là cơ sở không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại có hợp đồng mua bán hàng hóa với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc có hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty mẹ, công ty con, công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB. Quan hệ công ty mẹ, công ty con được xác định theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Tổng công ty bia B là đơn vị sở hữu thương hiệu bia B, bán nguyên vật liệu chính cho các đơn vị sản xuất sản phẩm bia B.
Các đơn vị sản xuất bán sản phẩm bia B cho Công ty TNHH MTV thương mại bia B là công ty con của Tổng công ty bia B.
Công ty TNHH MTV thương mại bia B bán sản phẩm bia B cho các Công ty cổ phần thương mại khu vực là công ty con của Công ty TNHH MTV thương mại bia B.
Các Công ty cổ phần thương mại khu vực ký hợp đồng bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 1 (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con với Tổng công ty bia B, Công ty TNHH MTV thương mại bia B, các công ty cổ phần thương mại khu vực); các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người tiêu dùng…
Cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của các Công ty cổ phần thương mại khu vực nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các đại lý cấp 1 bán ra.
Ví dụ 2: Tổng công ty bia X là đơn vị sở hữu thương hiệu bia X. Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, Tổng công ty bia X nắm công nghệ sản xuất, bán nguyên liệu, vỏ chai, nhãn mác cho các đơn vị sản xuất bia và đơn vị sản xuất bia bán lại sản phẩm bia X cho Tổng công ty bia X.
Tổng công ty bán lại các sản phẩm bia X cho Công ty TNHH MTV thương mại bia X là công ty con của Tổng công ty bia X.
– Đối với sản phẩm bia lon, bia chai X, Công ty TNHH MTV thương mại bia X ký hợp đồng bán cho các đại lý cấp 1 (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con với Tổng công ty bia X, Công ty TNHH MTV thương mại bia X), các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia X cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người tiêu dùng…
Đối với sản phẩm bia lon, bia chai X, cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của Công ty TNHH MTV thương mại bia X nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các đại lý cấp 1 bán ra.
– Đối với sản phẩm bia hơi X, Công ty TNHH MTV thương mại bia X bán lại cho Công ty cổ phần thương mại bia X (là công ty con của Tổng công ty bia X), Công ty cổ phần thương mại bia X ký hợp đồng bán bia hơi cho các đại lý thương mại độc lập.
Đối với sản phẩm bia hơi X, cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của Công ty cổ phần thương mại bia X nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các đại lý thương mại độc lập này bán ra.
Đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Giá vốn xe nhập khẩu bao gồm: giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) thuế TTĐB tại khâu nhập khẩu. Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 3: Một xe ô tô nhập khẩu có giá CIF: 20.000 USD; thuế suất thuế nhập khẩu của mẫu xe này là 70%; thuế suất thuế TTĐB là 45%; giả sử tỷ giá để tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.500 VND/USD. Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.164.712.500 đồng. Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Thuế suất | Số tiền |
1 | Giá tính thuế của ô tô nhập khẩu (20.000 USD x 22.500) | 450.000.000 | |
2 | Thuế nhập khẩu phải nộp (2) = (1) x thuế suất | 70% | 315.000.000 |
3 | Thuế TTĐB phải nộp khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB này nhà nhập khẩu được khấu trừ khi xác định số thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước) (3)= ((1)+(2)) x thuế suất | 45% | 344.250.000 |
4 | Giá vốn xe ô tô nhập khẩu (4) = (1)+(2)+(3) | 1.109.250.000 | |
5 | Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu | 1.164.712.500 | |
6 | Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (6) = (5)/1,45 | 803.250.000 | |
7 | Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (7)=(6) x Thuế suất | 45% | 361.462.500 |
8 | Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (8)= (7) – (3) | 17.212.500 |
Ví dụ 4: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.100.000.000 đồng. Trong trường hợp này giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu chưa có thuế GTGT thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Do vậy, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định giá bán của cơ sở nhập khẩu theo quy định của luật quản lý thuế.
Ví dụ 5: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của cơ sở nhập khẩu là 1.186.897.500 đồng (cao hơn 105% giá vốn của xe nhập khẩu). Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Thuế suất | Số tiền |
1 | Giá vốn xe ô tô nhập khẩu | 1.109.250.000 | |
2 | Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu | 1.186.897.500 | |
3 | Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (3) = (2)/1,45 | 818.550.000 | |
4 | Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (4)=(3) x Thuế suất | 45% | 368.347.500 |
5 | Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (5)= (4) – 344.250.000 đ | 24.097.500 |
Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán trong tháng của cùng loại sản phẩm do cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ô tô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.
Ví dụ 6: Đối với bia hộp, năm 2016 giá bán của 1 lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 21.000 đồng, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia là 55% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp | = | 21.000 đồng | = | 13.548 đồng |
1 + 55% |
Ví dụ 7: Quý II/2016, giá bán của một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT là 124.000 đồng/két, thì giá tính thuế TTĐB xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 két bia | = | 124.000 đồng | = | 80.000 đồng |
1 + 55% |
Ví dụ 8: Quý III/2016, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho khách hàng B và có thu tiền cược vỏ chai với mức 1.200 đồng/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là 1.200.000 đồng. Hết quý Công ty A và khách hàng B thực hiện quyết toán: số vỏ chai thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi được là 200 vỏ chai, căn cứ số lượng vỏ chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách hàng B số tiền là 960.000 đồng, số tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi được là 240.000 đồng (200 vỏ chai x 1.200 đồng/vỏ chai) Công ty A phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.
Trường hợp cơ sở giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế TTĐB được xác định theo hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
Trường hợp các cơ sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
Giá tính thuế TTĐB |
= |
Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT | – | Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán (đã có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp hơn 7% so với giá bán trên thị trường thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Giá tính thuế TTĐB | = | Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB đối với một số dịch vụ quy định như sau:
Ví dụ 9: Cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ này không phải chịu thuế TTĐB.
Ví dụ 10: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanh thu dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là 100.000.000 đồng.
Giá tính thuế TTĐB | = | 100.000.000 đồng | = | 71.428.571 đồng |
1 + 40% |
đ) Đối với kinh doanh xổ số, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật (doanh thu chưa có thuế GTGT).
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có phát sinh doanh thu, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
– Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng theo quy định.
Điều 6. Thuế suất thuế TTĐB
Chương III
HOÀN THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, GIẢM THUẾ
Điều 7. Hoàn thuế
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.
Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 8. Khấu trừ thuế
Đối với xăng sinh học, số thuế TTĐB được khấu trừ của kỳ khai thuế được căn cứ vào số thuế TTĐB đã nộp hoặc đã trả trên một đơn vị nguyên liệu mua vào của kỳ khai thuế trước liền kề của xăng khoáng để sản xuất xăng sinh học.
Ví dụ 11: Trong tháng 10, Tập đoàn AB nhập khẩu 5.000 lít xăng khoáng Ron 92 với số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu là 5.000.000 đồng và mua của nhà máy lọc dầu D 3.000 lít xăng khoáng Ron 92 với số thuế TTĐB đã trả là 3.300.000 đồng, thực hiện pha chế giữa xăng khoáng và Etanol để nhập kho 2.000 lít xăng E5.
Trong tháng 11, Tập đoàn AB bán xăng E5 cho các Công ty con, sản lượng xuất bán là 1.000 lít.
Tỷ lệ xăng khoáng Ron 92 trong xăng sinh học là 95,06%, tỷ lệ Etanol trong xăng sinh học là 4,94%).
Số thuế TTĐB được khấu trừ trong tháng 11 tính như sau :
(5.000.000 đồng + 3.300.000 đồng)/8.000 lít x 95,06% x 1.000 lít = 986.247 đồng.
Tương tự trong tháng 12, Tập đoàn AB bán xăng E5 từ nguồn pha chế của tháng 10 và tháng 11 thì số thuế TTĐB được khấu trừ cũng căn cứ vào số thuế TTĐB đã nộp, đã trả của nguyên liệu xăng khoáng nhập khẩu, mua của nhà máy lọc dầu D trong tháng 11 áp dụng cho toàn bộ lượng xăng sinh học bán trong tháng 12.
Điều kiện khấu trừ thuế TTĐB được quy định như sau:
– Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB và trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu.
– Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hóa do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng).
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
+ Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn GTGT khi mua hàng. Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuế TTĐB; trong đó:
Giá tính thuế TTĐB |
= |
Giá mua chưa có thuế GTGT (thể hiện trên hóa đơn GTGT) | – | Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB, thuế TTĐB phải nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế TTĐB phải nộp | = | Số thuế TTĐB của hàng hoá chịu thuế TTĐB được bán ra trong kỳ. | – | Số thuế TTĐB đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc số thuế TTĐB đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hoá được bán ra trong kỳ. |
Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp (hoặc đã trả) cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Cơ sở sản xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.
Ví dụ 12: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
350 triệu đồng – 150 triệu đồng = 200 triệu đồng.
Ví dụ 13: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ A công suất 12.000 BTU, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 100 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, số thuế TTĐB phát sinh khi bán ra trong nước là 120 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở B phải nộp trong kỳ là:
120 triệu đồng – 100 triệu đồng = 20 triệu đồng.
Ví dụ 14: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ X công suất 12.000 BTU, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 100 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, vì lý do khách quan bất khả kháng, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ là 90 triệu đồng.
Cơ sở B được khấu trừ số thuế TTĐB là 90 triệu đồng. Đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ (10 triệu đồng), cơ sở B được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp được phép sản xuất xăng E5, E10, việc kê khai nộp thuế, khấu trừ thuế TTĐB được thực hiện tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong kỳ của xăng E5, E10 được bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác.
Người nộp thuế TTĐB thực hiện nộp Tờ khai thuế TTĐB theo Mẫu số 01/TTĐB và Bảng xác định thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu (Mẫu số 01-1/TTĐB) được ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Giảm thuế
Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
Thủ tục, hồ sơ giảm thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Tải về văn bản gốc kèm phụ lục tại đây.