Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Quyết định 539/QĐ-BCT(2018) 09/02/2018

    Sửa đổi Quyết định 1105/QĐ-BCT(2017) về chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

    01/01/2018
    2 Quyết định 920/QĐ-BCT(2016) 10/03/2016

    Áp dụng biện pháp tự vệ đối với bột ngọt nhập khẩu

    25/03/2016
    3 Nghị định 10/2018/NĐ-CP 15/01/2018

    Hướng dẫn Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại

    15/01/2018
  • Số ký hiệu Quyết định 7896/QĐ-BCT(2014)
    Ngày ban hành 05/09/2014
    Ngày có hiệu lực 05/10/2014
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Thứ Trưởng
    Trích yếu

    Áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số mặt hàng thép nhập khẩu

    Cơ quan ban hành Bộ Công Thương
    Phân loại Quyết định
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 7896/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 04/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ. Những sản phẩm này có thể được tiếp tục xử lý (được cắt hoặc được xẻ) với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm. Các sản phẩm này thuộc các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01) với nội dung chi tiết nêu trong Thông báo gửi kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam và hướng dẫn thu nộp thuế chống bán phá giá của Bộ Tài chính căn cứ theo quy định pháp luật về quản lý thuế và các quy định pháp lý liên quan khác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Bộ trưởng;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ: Tài chính, Ngoại giao;
– Tổng Cục Hải quan;
– Cục XNK;
– Các Vụ: CNNg, ĐB, KV1;
– Lưu: VT, QLCT (04)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Quốc Khánh

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
(Kèm theo Quyết định số 7896/QĐ-BCT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Theo quy định của Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (“Pháp lệnh 20”) và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (“Nghị định 90”), Bộ Công Thương thông báo nội dung chi tiết về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ các nước/vùng lãnh thổ gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (“Trung Quốc”), Cộng hòa Indonesia (“Indonesia”), Malaysia và lãnh thổ Đài Loan (“Đài Loan”) với các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 nhập khẩu vào Việt Nam như sau:

  1. Tóm tắt quá trình điều tra

Ngày 02 tháng 7 năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4460/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội dưới dạng cuộn hoặc tấm thuộc các mã HS nêu trên được nhập khẩu hoặc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01).

Ngày 25 tháng 12 năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 9990/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong thời gian 120 ngày.

Ngày 01 tháng 8 năm 2014, Cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh) đã công bố kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, trong đó khẳng định tồn tại hành vi bán phá giá các sản phẩm bị điều tra từ các nước/vùng lãnh thổ bị điều tra, có thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước và có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa bán phá giá với thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Ngày 13 tháng 8 năm 2014, theo quy định tại Điều 39 Nghị định 90, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đã thảo luận và biểu quyết về kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra với kết quả biểu quyết như sau:

(1) Có tình trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

(2) Có tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể, đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể;

(3) Có mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể, đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

  1. Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế chống bán phá giá

Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế chống bán phá giá là thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ. Những sản phẩm này có thể được tiếp tục xử lý (được cắt hoặc được xẻ) với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.

Các sản phẩm này thuộc các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90.

Các đặc tính cơ bản: Thép không gỉ chủ yếu là thép hàm lượng cacbon thấp (1,2% hoặc thấp hơn tính theo trọng lượng), trong đó chứa từ 10,5% hàm lượng Crôm trở lên tính theo trọng lượng. Việc bổ sung hàm lượng Crôm mang lại cho thép đặc tính không gỉ, chống ăn mòn. Hàm lượng Crôm trong thép cho phép hình thành nên một lớp oxit Crôm chống gỉ, rất mỏng như vô hình, bám chặt trên bề mặt thép. Nếu có bất kỳ sự tổn hại nào về mặt vật lý hoặc hóa học, cơ chế oxi hóa chống gỉ sẽ tự động khắc phục các tổn hại, ăn mòn đó, kể cả những tổn hại rất nhỏ. Đặc tính chống ăn mòn và các đặc tính hữu ích khác của thép sẽ được bổ sung bằng cách tăng hàm lượng Crôm, và các yếu tố khác như Niken, Mô-lip-đen, Nitơ.

Mục đích sử dụng chính: Sản phẩm thép không gỉ nêu trên được ứng dụng vào ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng (bồn rửa bát, đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng, bồn tắm và những vật dụng khác), các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng, dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn (xoong, nồi, dao, dĩa), bồn nước v.v. Tùy thuộc vào đặc tính vật lý của từng loại sản phẩm thép không gỉ, có thể sử dụng chúng với những công dụng khác nhau.

Các chủng loại sản phẩm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá: (1) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm nhưng không được ủ hoặc xử lý nhiệt (Full hard); (2) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm với độ dày lớn hơn 3,5 mm.

Mức thuế nhập khẩu hiện hành: từ 0 đến 10%

Xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá được nhập khẩu hoặc có nguồn gốc xuất xứ từ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan.

  1. Thuế chống bán phá giá

3.1. Mức thuế chống bán phá giá cuối cùng

Căn cứ theo kết luận điều tra cuối cùng của Cơ quan điều tra và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc, Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu của nước ngoài như sau:

Nước/vùng lãnh thổ Tên nhà sản xuất/xuất khẩu Mức thuế chống bán phá giá
Trung Quốc Lianzhong Stainless Steel Corporation 4,64%
Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd. 6,87%
Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 6,58%
     
Indonesia PT Jindal Stainless Indonesia 3,07%
Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 3,07%
     
Malaysia Bahru Stainless Sdn. Bhd. 10,71%
Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 10,71%
     
Đài Loan Yieh United Steel Corporation 13,79%
Yuan Long Stainless Steel Corp. 37,29%
Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 13,79%

Mức thuế chống bán phá giá cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan là mức thuế áp dụng đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu không có tên trong danh sách nêu trên. Tên của các nhà sản xuất/xuất khẩu được xác định trên cơ sở hồ sơ, giấy chứng nhận chất lượng và các giấy tờ liên quan khác do nhà sản xuất phát hành.

Theo Quyết định này, thuế chống bán phá giá được áp dụng cho các nhà sản xuất/xuất khẩu thuộc các nước/vùng lãnh thổ nêu trên thực hiện hoạt động xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp hàng hóa thuộc đối tượng điều tra thông qua các doanh nghiệp thương mại vào Việt Nam.

3.2. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực.

Sau một năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các bên liên quan có quyền yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh 20.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn căn cứ theo quy định tại Chương IV Pháp lệnh 20.

3.3. Mức chênh lệch thuế chống bán phá giá

Căn cứ điều 23 Pháp lệnh 20:

– Trong trường hợp mức chênh lệch thuế chống bán phá giá tại cột (3) nhỏ hơn không, doanh nghiệp được hoàn lại khoản chênh lệch thuế chống bán phá giá đã nộp.

– Trong trường hợp mức chênh lệch thuế chống bán phá giá tại cột (3) lớn hơn không, doanh nghiệp không bị truy thu khoản chênh lệch thuế chống bán phá giá.

Nước/ vùng lãnh thổ Tên nhà sản xuất/xuất khẩu Mức thuế chống bán phá giá tạm thời

(1)

Mức thuế chống bán phá giá cuối cùng

(2)

Mức chênh lệch thuế chống bán phá giá

(3) = (2) – (1)

Quốc Lianzhong Stainless Steel Corporation 6,99% 4,64% -2,35%
Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd. 6,45% 6,87% 0,42%
Các nhà sản xuất khác 6,68% 6,58% -0,1%
         
Indonesia PT Jindal Stainless Indonesia 12,03% 3,07% -8,96%
Các nhà sản xuất khác 12,03% 3,07% -8,96%
         
Malaysia Bahru Stainless Sdn. Bhd. 14,38% 10,71% -3,67%
Các nhà sản xuất khác 14,38% 10,71% -3,67%
         
Đài Loan Yieh United Steel Corporation 13,23% 13,79% 0,56%
Yuan Long Stainless Steel Corp. 30,73% 37,29% 6,56%
Các nhà sản xuất khác 13,23% 13,79% 0,56%
  1. Thủ tục tiếp theo

Sau khi biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành áp dụng thuế chống bán phá giá với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra từ các nhà sản xuất/xuất khẩu thuộc các nước/vùng lãnh thổ trong phạm vi vụ việc điều tra này.

Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng sản phẩm nhập khẩu có mã HS nêu tại Mục 2 nhưng không thuộc phạm vi hàng hóa bị điều tra, đề nghị liên hệ Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương để được làm rõ.

Thông tin về quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.vca.gov.vn hoặc http://www.qlct.gov.vn).

Trong trường hợp các bên liên quan có thắc mắc hoặc yêu cầu liên quan đến vụ việc xin gửi về:

Phòng Điều tra vụ kiện Phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước – Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84 4) 2220.5002 (Máy lẻ: 1034, 1035)

Fax: (+84 4) 2220.5003

Email: thanhlk@moit.gov.vn; ninhtt@moit.gov.vn

 

Tải về văn bản gốc tại đây.

Call Now