Tìm kiếm văn bản
STT | Số/Ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu | Ngày có hiệu lực |
---|---|---|---|---|
1 | Quyết định 2754/QĐ-BCT(2017) | 20/07/2017 | Sửa đổi Quyết định 3584/QĐ-BCT(2016) và 1105/QĐ-BCT(2017) chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu |
20/07/2017 |
2 | Quyết định 537/QĐ-BCT(2018) | 09/02/2018 | Sửa đổi Quyết định 3283/QĐ-BCT(2017) chống bán phá giá thép chữ H xuất xứ từ TQ |
01/01/2018 |
3 | Quyết định 7896/QĐ-BCT(2014) | 05/09/2014 | Áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số mặt hàng thép nhập khẩu |
05/10/2014 |
Số ký hiệu | Quyết định 2968/QĐ-BCT(2016) |
Ngày ban hành | 18/07/2016 |
Ngày có hiệu lực | 02/08/2016 |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Thứ Trưởng |
Trích yếu | Áp dụng biện pháp tự vệ thép nhập khẩu |
Cơ quan ban hành | Bộ Công Thương |
Phân loại | Quyết định |
Văn bản bị thay thế | |
Văn bản bị sửa đổi |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 2968/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau với nội dung chi tiết nêu trong Thông báo gửi kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu được thực hiện theo pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 862/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 07 tháng 3 năm 2016 về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Điều 5. Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 5; – Ban Kinh tế TW; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ: Ngoại giao, Tài chính; Thông tin và Truyền Thông; – Bộ trưởng, các Thứ trưởng; – Tổng cục Hải quan (Cục TXNK); – Website Chính phủ; – Website Bộ Công Thương; – Các Cục/Vụ: CNNg, XNK, ĐB, PC, KHCN; – Hiệp hội thép; – Lưu: VT, QLCT (04) |
KT. BỘ TRƯỞNG Trần Quốc Khánh |
THÔNG BÁO
V/V ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ CHÍNH THỨC
(Kèm theo Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Theo quy định của Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam và Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Công Thương thông báo nội dung chi tiết về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ như sau:
Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau.
Ngày 07 tháng 3 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép là 23,3% và đối với thép dài là 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim; và các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam, có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Đối với mã HS 9811.00.00, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến 3 mã HS gốc là: 7224.90.00; 7227.90.00; 7228.30.10; và không áp dụng với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến các mã HS gốc còn lại.
Các sản phẩm phôi thép và thép dài có một trong các đặc điểm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ:
(1) Phôi thép không có mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng lớn hơn 2 lần chiều dày, có kích thước trung bình chiều rộng và chiều dày <100mm hoặc >180mm;
(2) Phôi thép chứa một trong các nguyên tố có hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C > 0,37%; Si > 0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60%; Cu > 0,60%;
(3) Thép thanh tròn trơn, đường kính danh nghĩa lớn hơn 14 mm;
(4) Thép chứa một trong các nguyên tố chứa hàm lượng phần trăm (%) thuộc phạm vi sau: C > 0,37%; Si >0,60%; Cr > 0,60%; Ni > 0,60%; Cu > 0,60%;
(5) Thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00 dùng sản xuất que hàn (vật liệu hàn).
Đối với các tổ chức/cá nhân nhập khẩu mặt hàng phôi thép và thép dài thuộc mục (1), (2), (3) và (4), để được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ, khi nhập khẩu hàng hóa cần cung cấp cho cơ quan hải quan các giấy tờ phù hợp để chứng minh hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các tiêu chí được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ như trên.
Đối với các tổ chức/cá nhân nhập khẩu mặt hàng thép dây thuộc mục (5), đề nghị xem Phụ lục 1 của Thông báo này để tiến hành các thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ nêu trên.
3.1. Mức thuế tự vệ đối với phôi thép
Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung đối với phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam cụ thể như sau:
Thời gian có hiệu lực | Mức thuế tự vệ |
Từ ngày 22/3/2016 (ngày Quyết định áp dụng biện pháp tạm thời có hiệu lực) đến ngày 21/3/2017 | 23,3% |
Từ ngày 22/3/2017 đến ngày 21/3/2018 | 21,3% |
Từ ngày 22/3/2018 đến ngày 21/3/2019 | 19,3% |
Từ ngày 22/3/2019 đến ngày 21/3/2020 | 17,3% |
Từ ngày 22/3/2020 trở đi | 0%
(nếu không gia hạn) |
Mức thuế tự vệ đối với phôi thép dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với các mã HS cụ thể như sau:
TT | Mã HS | Mô tả |
7207 | Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm | |
7207.11.00 | – – Mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày | |
7207.19.00 | – – Loại khác | |
7207.20 | – Có hàm lượng carbon từ 0,25% trở lên tính theo trọng lượng | |
7207.20.29 | – – – – Loại khác | |
7207.20.99 | – – – – Loại khác | |
7224 | Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác. | |
7224.90.00 | – Loại khác |
3.2. Mức thuế tự vệ đối với thép dài
Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung đối với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế cụ thể như sau:
Thời gian có hiệu lực | Mức thuế tự vệ |
Từ ngày 22/3/2016 (ngày Quyết định áp dụng biện pháp tạm thời có hiệu lực) đến ngày 01/8/2016 (trước ngày Quyết định áp dụng biện pháp chính thức có hiệu lực) | 14,2% (mức thuế tự vệ tạm thời) |
Từ ngày 02/8/2016 (ngày Quyết định áp dụng biện pháp chính thức có hiệu lực) đến ngày 21/3/2017 | 15,4% (mức thuế tự vệ chính thức năm đầu tiên) |
Từ ngày 22/3/2017 đến ngày 21/3/2018 | 13,9% |
Từ ngày 22/3/2018 đến ngày 21/3/2019 | 12,4% |
Từ ngày 22/3/2019 đến ngày 21/3/2020 | 10,9% |
Từ ngày 22/3/2020 trở đi | 0%
(nếu không gia hạn) |
Mức thuế tự vệ đối với thép dài dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với các mã HS cụ thể như sau:
TT | Mã HS | Mô tả |
7213 | Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng. | |
7213.10.00 | – Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán | |
7213.91.20 | – – – Thép cốt bê tông | |
7214 | Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, nhưng kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán. | |
7214.20 | – Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán hoặc xoắn sau khi cán:
– – Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng: – – – Có mặt cắt ngang hình tròn: |
|
7214.20.31 | – – – – Thép cốt bê tông | |
7214.20.41 | – – – – Thép cốt bê tông | |
7227 | Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều. | |
7227.90.00 | – Loại khác | |
7228 | Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim | |
7228.30 | – Dạng thanh và que khác, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn: | |
7228.30.10 | – – Có mặt cắt ngang hình tròn | |
9811 | ||
9811.00.00 | Thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo và/hoặc Crôm trừ chủng loại thép cán phẳng được cán nóng. |
Theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, biện pháp tự vệ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau, ngoại trừ các nước đang phát triển và kém phát triển có lượng xuất khẩu vào Việt Nam không quá 3% tổng lượng nhập khẩu với điều kiện tổng nhập khẩu từ các quốc gia/vùng lãnh thổ này không vượt quá 9% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam. Danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ được liệt kê tại Phụ lục 2 của Thông báo này.
Biện pháp tự vệ được áp dụng trong bốn năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.
Căn cứ thông tin do các bên liên quan cung cấp và các phân tích tại báo cáo cuối cùng, Cơ quan điều tra đánh giá như sau:
– Ngành sản xuất trong nước là tập hợp những doanh nghiệp sản xuất phôi thép/thép dài trong nước, chiếm hơn 50% tổng sản lượng toàn ngành.
– Phôi thép và thép dài được sản xuất trong nước là hàng hóa tương tự với phôi thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam.
– Khối lượng phôi thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam tăng cả về mặt tuyệt đối và tương đối trong giai đoạn điều tra.
– Ngành sản xuất trong nước đã chịu thiệt hại nghiêm trọng như giảm thị phần, công suất, doanh thu, lợi nhuận, nhân công và tăng tồn kho trong giai đoạn 2012-2015, đặc biệt là năm 2015.
– Việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
– Sự dư thừa công suất cũng như sản lượng thực tế kết hợp với lượng tồn kho lớn của các sản phẩm thép của Trung Quốc được xem là “những diễn biến không lường trước” và là nguyên nhân gây gia tăng đột biến lượng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Sau khi biện pháp tự vệ chính thức có hiệu lực, Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ tiến hành thu thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế như mô tả tại Mục 2 với các mức thuế theo lộ trình nêu tại Mục 3 ở trên từ tất cả các nước/vùng lãnh thổ, trừ những nước/vùng lãnh thổ thuộc danh sách miễn trừ liệt kê tại Phụ lục 2.
Trong trường hợp các tổ chức/cá nhân có căn cứ cho thấy Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ này vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức/cá nhân có quyền khiếu nại Quyết định này theo Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Thông tin về quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.vca.gov.vn hoặc http://www.qlct.gov.vn).
Mọi câu hỏi, thắc mắc và ý kiến của các tổ chức/cá nhân về việc áp dụng biện pháp tự vệ này xin gửi về:
Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước – Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84 4) 222.05002 (Máy lẻ: 1035) (Chị Phan Mai Quỳnh) hoặc (+84 4) 222.05018; Email: quynhpm@moit.gov.vn: giangpc@moit.gov,vn.
PHỤ LỤC 1
THÔNG BÁO VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ CHÍNH THỨC
(Kèm theo Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ VÀ MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU THÉP DÂY ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU HÀN
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc Phần 2, Mục (5): hàng hóa được miễn trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ, để hưởng quy chế miễn trừ, quy trình tiến hành cụ thể như sau:
– Bước 1 (Đăng ký miễn trừ): Các doanh nghiệp nhập khẩu thép dây có mã HS 7227.90.00 để sản xuất vật liệu hàn gửi công văn và hồ sơ năng lực sản xuất, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đến Cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương) để đề nghị loại trừ sản phẩm này ra khỏi phạm vi áp dụng của vụ việc.
Hồ sơ năng lực sản xuất của doanh nghiệp phải được Sở Công Thương địa phương (nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất) xác nhận (tương tự quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2015 về quy định việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép).
– Bước 2 (Thẩm định hồ sơ): Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp, Cơ quan điều tra trình Bộ trưởng Bộ Công Thương việc thành lập nhóm thẩm định và đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp. Việc thẩm định có thể được thực hiện tại cơ sở (nếu cần). Sau khi thẩm định, Cơ quan điều tra sẽ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt việc loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép dây có mã HS 7227.90.00 để sản xuất vật liệu hàn và đề nghị cơ quan Hải quan cho doanh nghiệp được miễn trừ thuế tự vệ theo phương pháp trừ lùi số lượng dựa trên Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Thời gian từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ cho đến khi có Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương không quá 60 (sáu mươi) ngày.
– Bước 3 (Báo cáo định kỳ): Định kỳ hàng Quý, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu hàn được hưởng miễn trừ thuế tự vệ nêu trên phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu thép dây có mã HS 7227.90.00 đến Cơ quan điều tra. Trong trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo đúng hạn cho Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương có thể thu hồi Quyết định cho phép hưởng miễn trừ nói trên.
– Bước 4 (Kiểm tra sau miễn trừ): Hàng năm, Cơ quan điều tra có thể tổ chức kiểm tra năng lực sản xuất thực tế và các giao dịch nhập khẩu hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ trong năm của từng công ty. Cơ quan điều tra cũng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp được hưởng miễn trừ nếu phát hiện có dấu hiệu cho thấy hàng hóa nhập khẩu được hưởng miễn trừ đã được sử dụng sai mục đích.
– Bước 5 (Xử lí vi phạm): Trường hợp Cơ quan điều tra kết luận sản phẩm được hưởng miễn trừ đã được sử dụng sai mục đích, Bộ Công Thương sẽ thu hồi Quyết định cho phép hưởng miễn trừ và doanh nghiệp sẽ bị truy thu số tiền thuế nhập khẩu đã được miễn trừ theo đúng quy định của pháp luật.
PHỤ LỤC 2
THÔNG BÁO VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ CHÍNH THỨC
(Kèm theo Quyết định số 2968/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
DANH SÁCH CÁC NƯỚC/VÙNG LÃNH THỔ ĐƯỢC MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ CHÍNH THỨC
Angola | Madagascar | Nigeria |
Benin | Malawi | Rwanda |
Botswana | Mali | Sao Tome and Principe |
Burkina Faso | Mauritania | Senegal |
Burundi | Mauritius | Sierra Leone |
Cabo Verde | Mozambique | Somalia |
Cameroon | Namibia | South Africa |
Central African Republic | Niger | South Sudan |
Chad | Gabon | Sudan |
Comoros | Gambia, The | Swaziland |
Congo, Dem. Rep. | Ghana | Tanzania |
Congo, Rep. | Guinea | Togo |
Cote d’Ivoire | Guinea-Bissau | Uganda |
Eritrea | Kenya | Zambia |
Ethiopia | Lesotho | Zimbabwe |
Liberia |
American Samoa | Myanmar |
Cambodia | Palau |
Fiji | Papua New Guinea |
Indonesia | Philippines |
Kiribati | Samoa |
Korea, Dem. Rep. | Solomon Islands |
Lao PDR | Thailand |
Malaysia | Timor-Leste |
Marshall Islands | Tonga |
Micronesia, Fed. Sts. | Tuvalu |
Mongolia | Vanuatu |
Albania | Macedonia, FYR |
Armenia | Moldova |
Azerbaijan | Montenegro |
Belarus | Romania |
Bosnia and Herzegovina | Serbia |
Bulgaria | Tajikistan |
Georgia | Turkey |
Kazakhstan | Turkmenistan |
Kosovo | Ukraine |
Kyrgyz Republic | Uzbekistan |
Belize | Guyana |
Bolivia | Haiti |
Brazil | Honduras |
Colombia | Jamaica |
Costa Rica | Mexico |
Cuba | Nicaragua |
Dominica | Panama |
Dominican Republic | Paraguay |
Ecuador | Peru |
El Salvador | St. Lucia |
Grenada | St. Vincent and the Grenadines |
Guatemala | Suriname |
Algeria | Libya |
Djibouti | Morocco |
Egypt, Arab Rep. | Syrian Arab Republic |
Iran, Islamic Rep. | Tunisia |
Iraq | West Bank and Gaza |
Jordan | Yemen, Rep. |
Lebanon |
Afghanistan | Maldives |
Bangladesh | Nepal |
Bhutan | Pakistan |
India | Sri Lanka |
Tải về văn bản gốc kèm phụ lục tại đây.