Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Nghị định 32/2010/NĐ-CP 30/03/2010

    Quản lý tàu cá nước ngoài hoạt động tại vùng biển VN

    01/06/2010
    2 Nghị định 53/2012/NĐ-CP 20/06/2012

    Sửa đổi 05 văn bản thuộc lĩnh vực thủy sản (Nghị định 52/2010/NĐ-CP)

    10/08/2012
    3 Luật 18/2017/QH14 21/11/2017

    Luật Thủy sản

    01/01/2019
  • Số ký hiệu Nghị định 52/2010/NĐ-CP
    Ngày ban hành 17/05/2010
    Ngày có hiệu lực 01/08/2010
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Thủ tướng
    Trích yếu

    Nhập khẩu tàu cá

    Cơ quan ban hành Chính phủ
    Phân loại Nghị định
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: 52/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2010

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ NHẬP KHẨU TÀU CÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Nghị định này quy định về điều kiện, thủ tục nhập khẩu tàu cá, đăng ký tàu cá nhập khẩu; thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc nhập khẩu tàu cá, đăng ký tàu cá nhập khẩu.
  2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan đến nhập khẩu tàu cá.
  3. Nghị định này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
  4. a) Tàu cá Việt Nam sửa chữa tại nước ngoài về;
  5. b) Tàu cá nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Nhập khẩu tàu cá bao gồm các hình thức: mua tàu cá của nước ngoài; tiếp nhận tàu cá của Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam.
  2. Tàu cá nhập khẩu là tàu cá đăng ký tại nước ngoài; bao gồm các loại: tàu khai thác thủy sản; tàu dịch vụ khai thác thủy sản; tàu kiểm ngư; tàu điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản.
  3. Tàu cá đã qua sử dụng là tàu cá đã được đăng ký tại nước ngoài.
  4. Tàu cá nhập khẩu đóng mới là tàu cá được thi công đóng mới tại cơ sở đóng tàu nước ngoài, chưa được đăng ký tại nước ngoài.
  5. Tàu cá nhập khẩu có nguồn gốc hợp pháp là tàu cá không vi phạm pháp luật; có hồ sơ đăng ký, đăng kiểm đầy đủ, rõ ràng (đối với tàu cá đã qua sử dụng); có hồ sơ xuất xưởng và lý lịch máy tàu và các trang thiết bị (đối với tàu cá đóng mới).
  6. Hợp đồng nhập khẩu tàu cá (hoặc các văn bản thỏa thuận tương đương) là hợp đồng mua tàu cá nước ngoài.
  7. Người nhập khẩu tàu cá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện việc mua tàu cá, hoặc nhận tàu cá viện trợ của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  8. Máy chính của tàu là máy có bệ máy cố định, có lắp hệ trục chân vịt và chân vịt để đẩy tàu.
  9. Tổng công suất máy chính của tàu là tổng công suất của các máy chính được lắp đặt cho tàu.
  10. Trang bị công cụ khai thác tiên tiến là trang bị các máy móc, thiết bị phục vụ cho khai thác như: hệ thống tời thủy lực, các thiết bị định vị, ra đa, máy đo sâu, dò cá, vô tuyến điện … đảm bảo cho việc khai thác thủy sản an toàn, giảm bớt sức lao động, có hiệu quả.
  11. Trang bị thiết bị bảo quản thủy sản tiên tiến là trang bị các thiết bị trên tàu để giữ cho thủy sản đảm bảo chất lượng tốt như: hệ thống cấp đông, hệ thống sản xuất nước đá, khoang bảo quản đông lạnh, khoang thông biển.

Điều 3. Nguyên tắc nhập khẩu tàu cá

  1. Tàu cá nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
  2. Tàu cá nhập khẩu phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thủy sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.
  3. Tàu cá nhập khẩu phải đảm bảo các điều kiện an toàn kỹ thuật cho tàu và người làm việc trên tàu, phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
  4. Tàu cá nhập khẩu, trước khi đưa vào hoạt động, phải thực hiện việc đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên, cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NHẬP KHẨU TÀU CÁ

Điều 4. Điều kiện chung đối với tàu cá nhập khẩu

  1. Có nguồn gốc hợp pháp
  2. Có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên (trừ trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam không quy định tổng công suất máy chính của tàu)
  3. Có trang bị công cụ khai thác, thiết bị bảo quản thủy sản tiên tiến (đối với tàu khai thác và dịch vụ khai thác thủy sản).

Điều 5. Điều kiện nhập khẩu tàu cá đã qua sử dụng

  1. Đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  2. Tuổi của tàu (tính từ năm đóng mới đến thời điểm nhập khẩu):
  3. a) Không quá 5 tuổi đối với tàu cá đóng bằng vật liệu vỏ gỗ.
  4. b) Không quá 8 tuổi đối với tàu cá đóng bằng vật liệu vỏ thép.
  5. Máy chính của tàu (tính từ năm sản xuất đến thời điểm nhập khẩu) không nhiều hơn 2 năm so với tuổi của tàu.
  6. Được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam kiểm tra và xác nhận tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu cá.

Trường hợp có Biên bản giám định tình trạng kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp thì phải được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam kiểm tra và xác nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Điều kiện nhập khẩu tàu cá đóng mới

  1. Đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  2. Có đầy đủ các hồ sơ:
  3. a) Hồ sơ xuất xưởng của cơ sở đóng tàu;
  4. b) Lý lịch máy tàu;
  5. c) Lý lịch các trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá.

Điều 7. Trình tự, thủ tục nhập khẩu tàu cá

  1. Người nhập khẩu tàu cá phải có đơn đề nghị nhập khẩu (Phụ lục I) kèm theo hồ sơ, gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
  2. Sau 07 ngày làm việc, căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành thủy sản và của địa phương, cơ quan có thẩm quyền xem xét và có văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không cho phép nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người xin nhập khẩu để bổ sung hồ sơ hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

  1. Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền được gửi cho người xin nhập khẩu, đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
  2. Sau khi tàu cá nhập khẩu được đưa về Việt Nam, trước khi đưa vào hoạt động, chủ tàu cá phải thực hiện các quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 8. Hồ sơ nhập khẩu tàu cá đã qua sử dụng

Hồ sơ nhập khẩu tàu cá đã qua sử dụng bao gồm:

  1. Hợp đồng nhập khẩu tàu cá (bản chính).
  2. Biên bản giám định tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu cá xin nhập khẩu, do cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam cấp (bản chính).

Trường hợp có Biên bản giám định tình trạng kỹ thuật của tàu do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp (bản chính) thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt (có công chứng).

Điều 9. Hồ sơ nhập khẩu tàu cá đóng mới

Hồ sơ nhập khẩu tàu cá đóng mới bao gồm:

  1. Hợp đồng nhập khẩu tàu cá (bản chính).
  2. Hồ sơ xuất xưởng của tàu do cơ sở đóng tàu cấp (bản chính).
  3. Lý lịch máy tàu (bản chính).
  4. Lý lịch của các trang thiết bị lắp đặt trên tàu (bản chính).

Điều 10. Hồ sơ nhập khẩu tàu cá viện trợ

Hồ sơ nhập khẩu tàu cá viện trợ bao gồm:

  1. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận tàu cá viện trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức, cá nhân nước ngoài (bản chính).
  2. Hồ sơ của tàu tương ứng với loại tàu được quy định tại các Điều 8, Điều 9 Nghị định này.

Chương 3.

ĐĂNG KÝ TÀU CÁ NHẬP KHẨU

Điều 11. Điều kiện đăng ký tàu cá nhập khẩu

  1. Tàu cá đã được đưa về Việt Nam
  2. Người nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu.
  3. Người nhập khẩu đã nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp tàu cá được đăng ký tạm thời).
  4. Tàu cá đã được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp Sổ đăng kiểm và các Biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 12. Đăng ký tàu cá nhập khẩu

  1. Người nhập khẩu phải nộp hồ sơ đăng ký tàu cá tại cơ quan Đăng ký tàu cá quy định tại Điều 16 Nghị định này.
  2. Đăng ký tàu cá không thời hạn:

Đăng ký tàu cá không thời hạn là đăng ký chính thức và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá Việt Nam, không quy định thời hạn (Phụ lục III).

  1. Đăng ký tàu cá tạm thời:
  2. a) Đăng ký tàu cá tạm thời là việc đăng ký chưa chính thức và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời của Việt Nam theo thời hạn quy định (Phụ lục IV);
  3. b) Đăng ký tàu cá tạm thời được áp dụng trong trường hợp tàu cá nhập khẩu đã đưa về Việt Nam, nhưng chưa nộp đủ các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  4. c) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời không quá 90 ngày;
  5. d) Khi đăng ký chính thức, chủ tàu chỉ cần bổ sung các hồ sơ còn thiếu theo quy định của đăng ký chính thức.
  6. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu cá có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho người nhập khẩu và vào Sổ đăng ký tàu cá Việt Nam.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu cá phải thông báo cho người nhập khẩu để bổ sung hồ sơ hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Điều 13. Hồ sơ đăng ký tàu cá không thời hạn

  1. Hồ sơ phải nộp tại cơ quan đăng ký tàu cá:
  2. a) Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu Phụ lục II);
  3. b) Văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền (bản chính);
  4. c) Giấy chứng nhận xóa đăng ký (bản chính) kèm theo bản dịch tiếng Việt (có công chứng) đối với tàu cá đã qua sử dụng;
  5. d) Tờ khai Hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có công chứng);

đ) Biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (bản sao có công chứng);

  1. e) Ảnh của tàu cá nhập khẩu (02 ảnh màu cỡ 9 x 12), chụp theo hướng dọc hai bên mạn tàu.
  2. Hồ sơ xuất trình tại cơ quan đăng ký tàu cá:
  3. a) Hồ sơ xuất xưởng của cơ sở đóng tàu và lý lịch máy tàu, lý lịch của các trang thiết bị lắp đặt trên tàu (bản chính) đối với tàu cá đóng mới;
  4. b) Sổ đăng kiểm tàu cá do cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp;
  5. c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá do cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp.

Điều 14. Hồ sơ đăng ký tàu cá tạm thời

Hồ sơ xin cấp đăng ký tạm thời theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, trừ điểm đ khoản 1.

Chương 4.

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH NHẬP KHẨU TÀU CÁ VÀ ĐĂNG KÝ TÀU CÁ NHẬP KHẨU

Điều 15. Thẩm quyền quyết định nhập khẩu tàu cá

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định nhập khẩu tàu cá đối với các loại tàu sau đây:
  2. a) Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên và có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên;
  3. b) Tàu cá của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam;
  4. c) Tàu cá của các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của các Bộ, ngành khác;
  5. d) Tàu cá của các liên doanh với nước ngoài;

đ) Tàu kiểm ngư; tàu nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản.

  1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nhập khẩu tàu cá đối với các loại tàu cá, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 16. Thẩm quyền đăng ký tàu cá nhập khẩu

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
  2. a) Tổ chức thực hiện đăng ký tàu cá và thuyền viên đối với các tàu cá quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
  3. b) Tổ chức hướng dẫn công tác đăng ký tàu cá và thuyền viên trong phạm vi toàn quốc theo quy định.
  4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
  5. a) Tổ chức việc đăng ký tàu cá và thuyền viên theo quy định đối với các loại tàu quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
  6. b) Tổng hợp, thống kê tàu cá nhập khẩu tại địa phương, báo cáo định kỳ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ NHẬP KHẨU TÀU CÁ

Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tàu cá nhập khẩu, đăng ký tàu cá nhập khẩu.
  2. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện đăng ký tàu cá, đăng ký thuyền viên, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá nhập khẩu và cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo thẩm quyền.
  3. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc nhập khẩu tàu cá, đăng ký tàu cá nhập khẩu, đăng ký thuyền viên và cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo thẩm quyền.
  4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu tàu cá theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tàu cá nhập khẩu và đăng ký tàu cá nhập khẩu trong phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển chung của ngành thủy sản.
  2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện đăng ký tàu cá nhập khẩu, đăng ký thuyền viên, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá nhập khẩu và cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo thẩm quyền.
  3. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có tàu cá hoạt động nghề cá tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo an toàn cho người và tàu khi hoạt động.
  4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu tàu cá theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan

Các Bộ, ngành: Quốc phòng, Công an, Công thương, Tài chính, Tổng cục Hải quan và các Bộ, ngành khác có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nhập khẩu tàu cá.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2010.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

Tải về văn bản gốc kèm phụ lục tại đây.

Call Now