Tìm kiếm văn bản
STT | Số/Ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu | Ngày có hiệu lực |
---|---|---|---|---|
1 | Thông tư LT 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT | 09/04/2014 | Phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm |
26/05/2014 |
2 | Công văn 5446/TCHQ-GSQL(2018) | 19/09/2018 | Hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm |
19/09/2018 |
3 | Công văn 1267/TCHQ-GSQL(2018) | 09/03/2018 | Hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP |
09/03/2018 |
Số ký hiệu | Nghị định 154/2018/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 09/11/2018 |
Ngày có hiệu lực | 09/11/2018 |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Thủ tướng |
Trích yếu | Sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khoa học và công nghệ và quy định về kiểm tra chuyên ngành |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Phân loại | Nghị định |
Văn bản bị thay thế | |
Văn bản bị sửa đổi |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 154/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2018 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Điều 1. Sửa đổi khoản 2 Điều 42 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ)
“2. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ chỉ được phép hoạt động khi có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
“b) Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế, tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan. Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị.”.
“3. Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động.”
“4. Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
“5. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.”.
“1. Đáp ứng đủ điều kiện hoạt động quy định tại Điều 3 của Nghị định này.”
“2. Chuẩn công tác và chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 thuộc lĩnh vực hoạt động được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam tương ứng, phải được hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức hiệu chuẩn, thử nghiệm tại Việt Nam có lĩnh vực hoạt động phù hợp được chỉ định hoặc tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm ở nước ngoài có lĩnh vực hoạt động phù hợp được công nhận hoặc chỉ định và phải được chứng nhận theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật đo lường.”.
“4. Có ít nhất 01 nhân viên kiểm định được chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được chỉ định.”.
“5. Văn bản quy định về quản lý chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm các nội dung chính sau: Nội dung, hình thức của chứng chỉ; việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ; kích thước và vị trí thể hiện số đăng ký trên chứng chỉ để bảo đảm nhận biết dễ dàng bằng mắt thường; văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
“Trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận hoạt động thử nghiệm, nhưng đăng ký hoạt động thử nghiệm rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình thử nghiệm, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này đối với phạm vi chưa được công nhận.”
“Trường hợp tổ chức kiểm định đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi đã được chứng nhận, tổ chức kiểm định nộp bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 và các tài liệu, quy trình kiểm định, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này đối với phạm vi chưa được chứng nhận.”
“c) Có kinh nghiệm ít nhất 02 năm làm công tác giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động giám định, phải có ít nhất 02 giám định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực giám định đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này.”
“Trường hợp tổ chức giám định đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức giám định nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình giám định, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này đối với phạm vi chưa được công nhận.”
“a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên;”
“d) Có kinh nghiệm đánh giá ít nhất 20 ngày công đối với chương trình chứng nhận tương ứng.
Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận, phải có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực chứng nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này.”
“Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình chứng nhận, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này đối với phạm vi chưa được công nhận.”
“Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký.
Trong vòng 04 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng.”
“a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên trong đó đối với chuyên gia đánh giá trưởng, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng; đối với chuyên gia đánh giá, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng;”.
“Trường hợp tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức này trong vòng 04 năm kể từ khi thành lập.”
“Tổ chức đánh giá sự phù hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét cấp lại Giấy chứng nhận tối thiểu sau 06 tháng, kể từ khi có thông báo thu hồi Giấy chứng nhận và đã khắc phục các vi phạm.”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
“a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra) và kèm theo các tài liệu sau: Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có); bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có). Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;”
“d) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại;
“8. Áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
– Văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
– Bản sao kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các tài liệu quy định tại điểm b khoản này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, người nhập khẩu phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu) các tài liệu quy định tại điểm b khoản này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
Trong trường hợp từ chối việc xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan kiểm tra phải thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu.
đ) Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
– Định kỳ 03 tháng, người nhập khẩu phải báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm.
– Cơ quan kiểm tra có quyền kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu khi phát hiện hoặc có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (nếu cần).
Định kỳ hằng năm, cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, nội dung kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất.”
“b) Phải thực hiện việc thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định.
Đối với các phép thử không có đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo hoặc không thể thực hiện so sánh liên phòng do không có phòng thử nghiệm nào trong nước phân tích thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.”
“1a. Trường hợp chỉ định thử nghiệm tạm thời, hồ sơ gồm:
“5. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quyết định việc chỉ định tạm thời tổ chức thử nghiệm trong thời hạn 06 tháng để phục vụ nhu cầu thử nghiệm các sản phẩm mới, sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các phép thử chưa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực được phân công quản lý và chịu trách nhiệm về quyết định chỉ định tạm thời tổ chức thử nghiệm.”
“Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã bị thu hồi Quyết định chỉ định chỉ được xem xét hồ sơ đăng ký chỉ định tối thiểu sau 06 tháng kể từ khi có thông báo thu hồi Quyết định chỉ định và đã khắc phục các vi phạm.”
“Phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; thức ăn chăn nuôi, thủy sản; muối.”
Điều 5. Bãi bỏ Nghị định số 87/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Điều 6. Quy định chuyển tiếp
Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận.
Trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký phải đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KGVX (2). XH |
TM. CHÍNH PHỦ Nguyễn Xuân Phúc |
Tải về văn bản gốc kèm phụ lục tại đây.