Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Thông tư 01/2013/TT-BTNMT 28/01/2013

    Quy định về phế liệu được phép NK để làm nguyên liệu sản xuất

    01/04/2013
    2 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT 30/06/2015

    Quản lý chất thải nguy hại, Danh mục quản lý

    01/09/2015
    3 Thông tư 08/2018/TT-BTNMT 14/09/2018

    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phế liệu nhập khẩu

    29/10/2018
  • Số ký hiệu Công văn 4202/TCHQ-PC(2018)
    Ngày ban hành 17/07/2018
    Ngày có hiệu lực 17/07/2018
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Tổng cục trưởng
    Trích yếu

    Hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam

    Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
    Phân loại Công văn
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 4202/TCHQ-PC
V/v hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2018

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Thời gian gần đây hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng môi trường sống, gây bức xúc trong dư luận. Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa, điều tra xác minh đã phát hiện doanh nghiệp thực hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận trong nhập khẩu phế liệu như làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản, Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để hợp thức hóa hồ sơ nhập khẩu phế liệu, khai sai tên hàng, mã số hàng hóa khác với tên hàng, mã số hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ đồng thời chủ động lấy mẫu giám định để sử dụng kết quả giám định hợp thức hóa, chứng minh hàng hóa nhập khẩu không phải phế liệu để khi nhập khẩu không chịu các chính sách quản lý đối với phế liệu hoặc nhập khẩu các lô hàng rác thải về Việt Nam sau đó từ chối nhận hàng, để tồn đọng tại cảng biển Việt Nam nhằm thu lợi từ các đối tượng ở nước ngoài (qua việc sử dụng Việt Nam làm nơi chứa rác thải)….Do vậy, để ngăn chặn các hành vi gian lận nêu trên, không để Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới, tốn kém chi phí tiêu hủy đối với hàng hóa là phế liệu, chất thải đưa vào lãnh thổ, đồng thời thực hiện đúng quy định về kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 của Luật Hải quan năm 2014, chế tài xử lý trong Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5290/VPCP-KTTH ngày 05/6/2018 về việc quản lý chặt chẽ nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung như sau:

  1. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam
  2. Vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác là chất thải theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014.

Trừ phế liệu được nêu tại khoản 2 Mục này, chất thải bị cấm nhập khẩu, quá cảnh dưới mọi hình thức theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường.

  1. Vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình khác là phế liệu theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường.

Phế liệu làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải thỏa mãn các điều kiện sau:

– Thuộc danh mục được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành (khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường): hiện nay, thực hiện theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

– Có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khoản 1 Điều 76 và khoản 2 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường): hiện nay, thực hiện theo Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

– Nhập khẩu bởi doanh nghiệp có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và trong hạn mức nhập khẩu (khoản 2 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường).

  1. Xử lý của cơ quan hải quan trong quá trình tiến hành thủ tục nhập cảnh cho phương tiện vận tải vận chuyển phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu

Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hải quan đối với hồ sơ tàu biển nhập cảnh thực hiện phân tích thông tin hàng hóa khai báo trên manifest theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ), trong đó lưu ý kiểm tra chặt chẽ các nội dung sau:

  1. Khai báo trên manifest phải đầy đủ các thông tin cụ thể về doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số của giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất…); về hàng hóa (loại phế liệu, mã HS tối thiểu 4 số…). Ví dụ: không khai là “phế liệu” chung chung mà phải khai là phế liệu nhựa, phế liệu giấy…; không khai các danh từ chung như hàng bách hóa (general cargo, freight of all kinds, FAK, said to contain, STC)…

Trường hợp không khai báo cụ thể về doanh nghiệp nhập khẩu, hàng hóa như trên thì không chấp nhận khai báo, thông báo lý do chưa tiếp nhận và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

  1. Thực hiện rà soát, phân tích thông tin khai trên manifest trong thời hạn 04 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin khai báo trên Hệ thống e-manifest và xử lý như sau:
  2. a) Trường hợp có cơ sở xác định hàng hóa vận chuyển trên tàu biển là chất thải theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường thì thông báo ngay cho hãng tàu và doanh nghiệp kinh doanh cảng về việc không được phép dỡ hàng hóa đó xuống cảng; đồng thời yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và xử lý vi phạm theo quy định;
  3. b) Trường hợp tàu biển chưa cập cảng Việt Nam hoặc đã cập cảng Việt Nam nhưng chưa dỡ hàng hóa xuống bãi cảng, có thông tin hàng hóa khai báo trên Hệ thống e-manifest là phế liệu, đối chiếu thông tin người nhập khẩu trên manifest với danh sách các doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực trên Hệ thống thông quan điện tử V5 của Tổng cục Hải quan:

b.1) Nếu người nhập khẩu trên manifest không có trong danh sách thì thông báo ngay cho hãng tàu và doanh nghiệp kinh doanh cảng về việc không được phép dỡ lô hàng phế liệu đó xuống cảng, đồng thời yêu cầu hãng tàu đưa hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

b.2) Người nhập khẩu trên manifest có tên trong danh sách các doanh nghiệp đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và hàng hóa khai báo trên manifest là phế liệu đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì thực hiện thủ tục theo quy định.

  1. c) Trường hợp tàu biển chưa cập cảng Việt Nam hoặc đã cập cảng Việt Nam nhưng chưa dỡ hàng hóa xuống bãi cảng có thông tin hàng hóa khai báo trên manifest là hàng đã qua sử dụng, không khai báo là phế liệu nhưng có đặc trưng của phế liệu (Ví dụ: USED woven jumbo bags, USED pe film, USED tyre…) và người nhập khẩu không thuộc danh sách các doanh nghiệp đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực trên Hệ thống thông quan điện tử V5 và hàng hóa là phế liệu nhưng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường thì đưa vào diện kiểm soát trọng điểm; tiến hành thủ tục hải quan theo khoản 2 Mục III Công văn này.

III. Thủ tục hải quan đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài và hàng hóa nhập khẩu khai là hàng hóa đã qua sử dụng nhưng có đặc trưng của phế liệu

1 . Đối với hàng hóa khai báo là phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài

  1. a) Đăng ký tờ khai hải quan:

Cơ quan hải quan không thực hiện đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là phế liệu nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

  1. b) Kiểm tra hồ sơ hải quan:

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu thông tin về Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Văn bản thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu, Giấy xác nhận ký quỹ nhập khẩu phế liệu, Hợp đồng ủy thác (nếu có), Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan.

b.1) Kiểm tra Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu).

– Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu phải là bản sao chứng thực.

– Kiểm tra hình thức, tính hợp lệ của Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu được cấp theo quy định tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

– Kiểm tra đối chiếu thông tin: cơ quan cấp; số; ngày cấp; tên tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất/tên tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; tên và địa chỉ cơ sở sử dụng phế liệu để sản xuất/địa chỉ kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; tên phế liệu; mã HS; khối lượng được phép nhập khẩu; thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu.

– Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác thì kiểm tra bản sao chứng thực của hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu; bản sao chứng thực Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực của tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu.

b.2) Kiểm tra Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu.

– Kiểm tra hình thức, tính hợp lệ của bản sao Văn bản thông báo theo Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT.

– Kiểm tra, đối chiếu Văn bản thông báo do người khai hải quan nộp với Văn bản thông báo lưu trên Hệ thống thông quan điện tử V5: số, ngày cấp, người ký, tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, tên phế liệu, mã HS, tổng khối lượng được phép nhập khẩu theo Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu, khối lượng phế liệu đã nhập khẩu, khối lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu đang làm thủ tục.

b.3) Kiểm tra Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

– Giấy xác nhận ký quỹ do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp và là bản sao chứng thực.

– Thời gian thực hiện ký quỹ phải ít nhất 15 ngày trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu nhập khẩu.

– Số tiền ký quỹ theo quy định:

+ Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn sắt, thép phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

b.4) Kiểm tra Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu: thông tin tổ chức chứng nhận phù hợp phải có trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định (kiểm tra thời điểm cấp chứng nhận, thời gian hiệu lực chỉ định của Bộ Tài nguyên và Môi trường), hình thức văn bản (bản gốc), kiểm tra các chỉ tiêu thông tin trùng khớp với thông tin tờ khai và các chứng từ liên quan.

b.5) Kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu (số lượng, mã HS) nhập khẩu phế liệu của doanh nghiệp trên hồ sơ hải quan (tờ khai hải quan, chứng từ có liên quan) với thông tin Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu, Văn bản thông báo nhập khẩu phế liệu, Giấy xác nhận ký quỹ, Văn bản chứng nhận sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

  1. c) Kiểm tra thực tế:

c.1) Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa đối với tất cả các lô hàng khai báo là phế liệu nhập khẩu.

c.2) Địa điểm thực hiện kiểm tra:

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông báo bằng văn bản/điện fax cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập phối hợp với Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phụ trách tại địa bàn để thực hiện kiểm tra thực tế và lấy mẫu.

Trường hợp tại cửa khẩu nhập có lắp đặt hệ thống camera giám sát thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải thực hiện tại khu vực có camera giám sát.

c.3) Trước khi xuất trình hàng hóa để kiểm tra và lấy mẫu đại diện, người khai hải quan phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định về thời gian và địa điểm kiểm tra, lấy mẫu.

c.4) Ngay sau khi nhận được thông báo của người khai hải quan về việc xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế và lấy mẫu, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nơi lưu giữ hàng hóa lập phiếu yêu cầu kiểm định gửi trực tiếp hoặc điện fax đến Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phụ trách tại địa bàn (theo mẫu số 01/PYCKĐ/2018 ban hành kèm theo Công văn này).

Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phụ trách tại địa bàn sau khi nhận được phiếu yêu cầu hoặc điện fax thì cử cán bộ cùng các trang thiết bị kỹ thuật tham gia phối hợp cùng tiến hành kiểm tra và lấy mẫu.

Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phụ trách tại địa bàn chỉ tiến hành kiểm định đối với hàng hóa đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

c.5) Hình thức, mức độ kiểm tra và phương thức kiểm tra.

Việc kiểm tra xác định tính chính xác giữa nội dung khai hải quan và thực tế hàng hóa nhập khẩu được thực hiện bởi công chức hải quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập và cán bộ kiểm định của Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan.

c.5.1) Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị phân tích tại hiện trường: Chi cục Kiểm định hải quan/Cục Kiểm định hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu để kiểm tra hàng hóa theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT. Trường hợp có đủ cơ sở xác định lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật bảo vệ môi trường thì xử lý theo quy định.

c.5.2) Trường hợp kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường không xác định được lô hàng phế liệu nhập khẩu đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật bảo vệ môi trường thì Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phối hợp thực hiện lấy mẫu đại diện của lô hàng để thực hiện phân tích đánh giá. Việc lấy mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT.

Việc kiểm tra thực tế và lấy mẫu của Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan được thực hiện cùng thời điểm lấy mẫu của tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.

c.5.3) Trong quá trình kiểm tra thực tế và lấy mẫu đại diện, công chức hải quan giám sát việc lấy mẫu phải chụp ảnh các vị trí kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu, ghi hình toàn bộ quá trình kiểm tra, lấy mẫu từ khi bắt đầu mở container (đối với hàng hóa đóng trong container) hoặc bắt đầu kiểm tra đối với hàng rời cho đến khi kết thúc việc kiểm tra, lấy mẫu. Đối với những lô hàng có thời gian kiểm tra kéo dài thì chỉ ghi những hình ảnh phản ánh được nội dung, phương pháp kiểm tra, thực tế hàng hóa để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện. Hình ảnh chụp các vị trí kiểm tra, lấy mẫu gửi về hòm thư thanhtra@customs.gov.vn, phim ghi hình quá trình kiểm tra, lấy mẫu lưu hồ sơ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện.

c.5.4) Kết thúc việc kiểm tra thực tế, công chức kiểm tra thực tế lập phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Công chức kiểm tra của Chi cục Hải quan cửa khẩu và cán bộ kiểm định của Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan ký xác nhận tại ô số 4 phần kiểm tra thủ công, mục II trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra.

Đối với hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục tại Quyết định 73/2014/QĐ-TTg nhưng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cơ quan hải quan xác định không đủ cơ sở để xem xét thông quan.

c.5.5) Đối với trường hợp phải lấy mẫu đại diện, kết thúc việc lấy mẫu, công chức kiểm tra lập biên bản chứng nhận việc lấy mẫu (theo mẫu số 02/BBLM-PL ban hành kèm theo công văn này), có xác nhận của người khai hải quan, công chức hải quan Chi cục Hải quan cửa khẩu, cán bộ Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan và người đại diện tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Nội dung biên bản chứng nhận việc lấy mẫu phải ghi rõ thời gian lấy mẫu, vị trí lấy mẫu (vị trí cụ thể trong container hoặc trong lô hàng), phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu (số lượng mẫu và trọng lượng mẫu đúng theo quy định tại Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT), số hiệu container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa là phế liệu.

c.5.6) Sau khi lấy mẫu, công chức hải quan niêm phong mẫu. 01 mẫu bàn giao cho Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan để thực hiện kiểm tra, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường. 01 mẫu bàn giao cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định. 01 mẫu lưu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thời gian lưu mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.

c.6) Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa, trường hợp hàng hóa có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì thời gian kiểm tra thực tế không quá 02 ngày làm việc.

Đối với trường hợp phải phân tích, đánh giá các tiêu chí để xác định phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại phòng thí nghiệm, Cục Kiểm định hải quan/Chi cục kiểm định hải quan có thể trưng cầu các tổ chức chứng nhận phù hợp được Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ định đối với các tiêu chí chưa đủ năng lực để làm cơ sở thông báo kết quả kiểm tra. Cục Kiểm định Hải quan tổng hợp báo cáo Tổng cục các trường hợp phân tích quá thời gian quy định.

c.7) Xử lý kết quả kiểm tra do Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan thông báo:

c.7.1) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định phế liệu nhập khẩu đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường: thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định;

c.7.2) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về bảo vệ môi trường thì xử lý theo quy định.

  1. Đối với hàng hóa khai là hàng hóa đã qua sử dụng nhưng có đặc trưng của phế liệu
  2. a) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa với tất cả các lô hàng. Trường hợp Hệ thống VNACCS/VCIS không phân luồng đỏ thì thực hiện chuyển luồng để thực hiện kiểm tra thực tế.
  3. b) Trước khi xuất trình hàng hóa để kiểm tra và lấy mẫu đại diện, người khai hải quan phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa về thời gian và địa điểm kiểm tra, lấy mẫu.
  4. c) Ngay sau khi nhận được thông báo của người khai hải quan về việc xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế và lấy mẫu, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập nơi lưu giữ hàng hóa lập phiếu yêu cầu kiểm định gửi trực tiếp hoặc điện fax đến Chi cục Kiểm định hải quan/Cục Kiểm định hải quan phụ trách tại địa bàn (theo mẫu số 01/PYCKĐ/2018 ban hành kèm theo Công văn này).

Chi cục Kiểm định hải quan/Cục Kiểm định hải quan phụ trách tại địa bàn sau khi nhận được phiếu yêu cầu hoặc điện fax thì cử cán bộ cùng các trang thiết bị kỹ thuật tham gia phối hợp cùng tiến hành kiểm tra và lấy mẫu.

  1. d) Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị phân tích tại hiện trường: Chi cục Kiểm định hải quan/Cục Kiểm định hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu để kiểm tra hàng hóa và xử lý như sau:

d.1) Trường hợp xác định được hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện xử lý vi phạm theo quy định;

d.2) Trường hợp kiểm tra hàng hóa thực tế là hàng đã qua sử dụng không thuộc quy định tại điểm d.1 nêu trên, được xác định là chất thải theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện xử lý vi phạm theo quy định;

d.3) Trường hợp kiểm tra hàng hóa thực tế là hàng đã qua sử dụng mà người khai hải quan khai báo được sử dụng làm nguyên liệu của quá trình sản xuất thì thực hiện kiểm tra theo các quy định tại khoản 1 Mục III Công văn này.

đ) Trường hợp kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường chưa đủ cơ sở xác định việc đáp ứng điều kiện nhập khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan phối hợp thực hiện lấy mẫu đại diện của lô hàng để thực hiện phân tích, kiểm tra.

  1. e) Trong quá trình kiểm tra thực tế và lấy mẫu đại diện, công chức hải quan giám sát việc lấy mẫu phải chụp ảnh các vị trí kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu, ghi hình toàn bộ quá trình kiểm tra, lấy mẫu từ khi bắt đầu mở container (đối với hàng hóa đóng trong container) hoặc bắt đầu kiểm tra đối với hàng rời cho đến khi kết thúc việc kiểm tra, lấy mẫu. Đối với những lô hàng có thời gian kiểm tra kéo dài thì chỉ ghi những hình ảnh phản ánh được nội dung, phương pháp kiểm tra, thực tế hàng hóa để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện. Hình ảnh chụp các vị trí kiểm tra, lấy mẫu gửi về hòm thư thanhtra@customs.gov.vn, phim ghi hình quá trình kiểm tra, lấy mẫu lưu hồ sơ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, khởi kiện
  2. g) Kết thúc việc kiểm tra thực tế, công chức kiểm tra thực tế lập phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Công chức kiểm tra của Chi cục Hải quan cửa khẩu và công chức kiểm định của Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan ký xác nhận tại ô số 4 phần kiểm tra thủ công, mục II trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu là chất thải thì trong Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phải mô tả chi tiết hàng hóa: quy cách, chất lượng, thành phần, công năng sử dụng …
  3. h) Đối với trường hợp phải lấy mẫu đại diện, kết thúc việc lấy mẫu, công chức kiểm tra lập biên bản chứng nhận việc lấy mẫu theo mẫu số 08/BBLM/GSQL ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) có xác nhận của người khai hải quan, công chức hải quan Chi cục Hải quan cửa khẩu, cán bộ Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan. Nội dung biên bản chứng nhận việc lấy mẫu phải ghi rõ thời gian lấy mẫu, vị trí lấy mẫu (vị trí cụ thể trong container hoặc trong lô hàng), phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu (số lượng mẫu và trọng lượng mẫu), số hiệu container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa.
  4. i) Sau khi lấy mẫu, công chức hải quan niêm phong mẫu. 01 mẫu bàn giao cho Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan để thực hiện phân tích, kiểm tr 01 mẫu lưu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Thời gian lưu mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.
  5. k) Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa bằng mắt thường và các thiết bị tại hiện trường không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa, trường hợp hàng hóa có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì thời gian kiểm tra thực tế không quá 02 ngày làm việc.

Đối với trường hợp phải phân tích, đánh giá tại phòng thí nghiệm, Cục Kiểm định hải quan/Chi cục kiểm định hải quan có thể trưng cầu các tổ chức giám định được chỉ định bởi các Bộ quản lý chuyên ngành đối với các tiêu chí chưa đủ năng lực để làm cơ sở thông báo kết quả kiểm tra. Cục Kiểm định Hải quan tổng hợp báo cáo Tổng cục các trường hợp phân tích quá thời gian quy định.

  1. l) Xử lý kết quả do Chi cục Kiểm định Hải quan/Cục Kiểm định Hải quan thông báo: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Mục III Công văn này.
  2. Xử lý hàng hóa là phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa tồn đọng thực hiện như sau:

  1. Rà soát, thông báo cho doanh nghiệp/hãng tàu/đại lý hãng tàu phối hợp làm việc để xác định chủ sở hữu, phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần, tính chất, thời gian, địa điểm lưu giữ;
  2. Thu thập, phân tích thông tin, điều tra, xác minh, chủ động kiểm tra vắng mặt người khai hải quan theo quy định tại Điều 34 Luật Hải quan ngày 23/6/2014 đối với các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu lợi dụng hoạt động nhập khẩu phế liệu để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
  3. Trên cơ sở kết quả của các hoạt động nêu trên, hàng hóa tồn đọng được xử lý như sau:
  4. a) Hàng hóa là chất thải, chất thải nguy hại:

a.1) Trường hợp được xác định là tang vật thuộc vụ án hình sự thì xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

a.2) Trường hợp được xác định không phải tang vật của vụ án hình sự thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

  1. b) Hàng hóa là phế liệu thuộc danh mục theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg thì xử lý như sau:

b.1) Trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

b.1.1) Người nhận hàng trên manifest là doanh nghiệp có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: đôn đốc người nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan theo quy định;

b.1.2) Người nhận hàng trên manifest là doanh nghiệp không có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

b.2) Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc cơ quan hải quan không có cơ sở để xem xét thông quan và phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

  1. Xử lý hàng hóa là phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động của hải quan theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 05/7/2018:
  2. a) Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng nhưng chưa và đang thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 07/5/2018 thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, 2 và 3 Mục này.
  3. b) Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng đã hoàn thành thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 07/5/2018 thì báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) nội dung, kết quả xử lý từng lô hàng cụ thể.
  4. Tổ chức thực hiện
  5. Công văn này thay thế các công văn: công văn số 8154/TCHQ-GSQL ngày 08/9/2015 về việc kiểm tra phế liệu nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; công văn số 2443/TCHQ-GSQL ngày 07/5/2018 về việc xử lý hàng hóa là phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan; công văn số 3738/TCHQ-GSQL ngày 26/6/2018 của Tổng cục Hải quan về việc quản lý phế liệu nhập khẩu.
  6. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện Công văn này. Quá trình triển khai công vụ không gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, kéo dài thời gian thực hiện.
  7. Một số nhiệm vụ cụ thể

3.1. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

  1. a) Thông báo cho các hãng tàu, đại lý hãng tàu thực hiện việc khai thông tin manifest theo đúng quy định tại khoản 1 Mục II Công văn này.
  2. b) Thông báo cho người nhập khẩu phế liệu để thực hiện:

b.1) Cơ quan hải quan chỉ thực hiện tiến hành thủ tục hải quan đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài thỏa mãn các điều kiện: thuộc danh mục được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, được nhập khẩu bởi doanh nghiệp nhập khẩu có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và trong hạn mức nhập khẩu;

b.2) Đối với hàng hóa là phế liệu thạch cao, phế liệu thủy tinh, phế liệu các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự tại ô mô tả hàng hóa khai: “PL#&tên hàng hóa”;

b.3) Cung cấp cho người xuất khẩu/người vận chuyển các thông tin cụ thể về doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất …); về hàng hóa (loại phế liệu, mã HS tối thiểu 4 số…) để khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin trên manifest.

3.2. Cục Điều tra chống buôn lậu

  1. a) Chủ trì, hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kế hoạch Điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, trong đó tập trung vào nội dung:

a.1) Thu thập thông tin, dữ liệu, hồ sơ liên quan hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt thép, nhựa, giấy từ nước ngoài về Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua và rà soát, kiểm tra để xác định dấu hiệu nghi vấn vi phạm;

a.2) Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị thực hiện điều tra, xác minh các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn trong hoạt động nhập khẩu phế liệu và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

  1. b) Phối hợp, hỗ trợ Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện xác minh hồ sơ, tài liệu nước ngoài đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu có dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật.
  2. c) Phối hợp Văn phòng Tổng cục thực hiện công tác giám sát trực tuyến trọng điểm việc thực hiện kiểm tra, lấy mẫu đối với hàng hóa phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu nhưng khai báo mã số hàng hóa không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg.

3.3. Cục Kiểm định Hải quan

  1. a) Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công văn này đảm bảo khi triển khai thực hiện không làm ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu.
  2. b) Bố trí cán bộ kiểm định thường trực tại cửa khẩu để phối hợp thực hiện kiểm tra và lấy mẫu.

3.4. Cục Quản lý rủi ro

  1. a) Hỗ trợ phân tích thông tin manifest, chuyển luồng kiểm tra thực tế các lô hàng nghi vấn là chất thải, phế liệu nhập khẩu.
  2. b) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Kiểm định hải quan để xây dựng tiêu chí kiểm tra điều kiện, không cho phép đăng ký tờ khai đối trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu không có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

3.5. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan

Xây dựng các chức năng trên Hệ thống:

  1. a) Không cho phép đăng ký tờ khai hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS đối với hàng hóa là phế liệu nhập khẩu nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
  2. b) Cho phép cập nhật, tra cứu danh sách các doanh nghiệp được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu.

3.6. Cục Kiểm tra sau thông quan

Chủ trì, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Quản lý rủi ro, Cục Kiểm định hải quan, Vụ Thanh tra – Kiểm tra để thu thập, phân tích thông tin, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra trọng điểm việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm không đưa vào sản xuất theo đúng Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu đã được cấp.

3.7. Cục Giám sát quản lý về hải quan

  1. a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục nhập khẩu phế liệu theo đúng hướng dẫn tại Công văn này và các văn bản liên quan.
  2. b) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan cập nhật Danh sách các Doanh nghiệp được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu vào Hệ thống Thông quan điện tử V5.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị quán triệt triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Tổng cục (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để kịp thời xem xét hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:
– Như trên;
– Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
– Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải, Công Thương, Công An, Khoa học và Công nghệ (để biết);
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (để phối hợp);
– Ban Chỉ đạo 389 (để biết);
– Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
– Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo);
– Các đơn vị: GSQL, ĐTCBL, KĐHQ, QLRR, CNTT, KTSTQ, PC, TT-KT, VPTC (để thực hiện);
– Lưu: VT, PC (3).

TỔNG CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Văn Cẩn

 

Mẫu số 01/PYCKĐ/2018

CỤC HẢI QUAN……
CHI CỤC HẢI QUAN……..
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……./……….

…….., ngày …. tháng …. năm ……

 

PHIẾU YÊU CẦU KIỂM ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)

Kính gửi :……………………………………………………………

  1. Tên hàng theo khai báo: ……………………………………………………………………………….
  2. Mã số hàng hóa theo khai báo: ……………………………………………………………………..
  3. Số tờ khai hải quan: ………………………………….. ngày …….. tháng………. năm………..
  4. Đơn vị XK, NK: …………………………………………………………………………………………..
  5. Hồ sơ kèm theo:
(a) Tờ khai hải quan (bản sao) :Có □ Không □
(b) Hợp đồng thương mại (bản sao) :Có □ Không □
(c) Tài liệu kỹ thuật liên quan (bản sao) :Có □ Không □
(d) Chứng thư giám định (bản sao, nếu có) :Có □ Không □
(e) C/O (nếu có) :Có □ Không □
(f) Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (bản sao) :Có □ Không □
(g) Giấy tờ liên quan đến kiểm tra chuyên ngành (nếu có, ghi rõ loại giấy tờ):

………………………………………………………………………………………………………………

  1. Thời gian dự kiến tiến hành phối hợp kiểm tra thực tế:………………………………………..
  2. Địa điểm tiến hành kiểm tra thực tế: ………………………………………………………………..
  3. Nội dung yêu cầu kiểm định: tích và ghi rõ nội dung theo mục yêu cầu:
(a) Kiểm định về mã số
(b) Xác định tên/chủng loại tiền chất, chất cấm: ghi rõ tên/chủng loại chất cấm……………………………………………………………………………………
(c) Kiểm tra chuyên ngành về ……………… (ghi rõ phạm vi. Ví dụ: chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch…), quy định tại …………………………………………………… (ghi rõ văn bản quy định).
(d) Nội dung kiểm định khác (ghi rõ):…………………………………………………………

 

CÔNG CHỨC HẢI QUAN
(Ký, ghi rõ họ, tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

Ghi chú:

Mẫu số 02/BBLM-PL

CỤC HẢI QUAN…
CHI CỤC HẢI QUAN….
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …../……… Ngày ……. tháng ……. năm 20…

 

BIÊN BẢN LẤY MẪU PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)

  1. Tờ khai số/số vận đơn: ……………………………… ngày …….. tháng ………. năm ……….
  2. Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai: ………………………………………………………………….
  3. Hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa (miễn kiểm tra hoặc kiểm tra tỷ lệ hoặc kiểm tra toàn bộ):
  4. Chi cục Hải quan nơi lấy mẫu: ……………………………………………………………………….
  5. Người lấy mẫu:

+ Công chức Chi cục Hải quan nơi lấy mẫu: …………………

+ Cán bộ kiểm định: ………………

+ Đại diện tổ chức chứng nhận sự phù hợp: ……………………………..

+ Đại diện chủ hàng: …………………………………

  1. Vị trí lấy mẫu: ………………………………………………………………….
  2. Thời gian lấy mẫu: ……………. giờ … ngày …. tháng…… năm…….
  3. Phương pháp lấy mẫu: …………………………..
  4. Tên mẫu: …………………………………………………………………..
  5. Số lượng mẫu: ………………………………………………
  6. Trọng lượng mẫu: …………………………………………..
  7. Chi tiết mẫu (kích thước, đặc điểm): …………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

  1. Niêm phong mẫu, mục đích yêu cầu kiểm tra:
STT Đơn vị thực hiện Số lượng mẫu Trọng lượng mẫu Số niêm phong Mục đích, yêu cầu kiểm tra
1 Chi cục Hải quan cửa khẩu
2 Chi cục Kiểm định Hải quan/ Cục Kiểm định Hải quan
3 Tổ chức chứng nhận sự phù hợp
  1. Số hiệu container hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa là phế liệu: ………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

 

(11) CHI CỤC HẢI QUAN CA KHẨU
(Ký, ghi rõ họ tên)
(13) TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(12) CƠ QUAN KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(14) ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Tải về văn bản gốc kèm phụ lục tại đây.

Call Now