Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Thông tư LT 25/2010/TTLT-BCT-BGTVT-BTC 14/06/2010

    Quy định 5 cửa khẩu nhập được khẩu ô tô mới

    29/07/2010
    2 Thông tư 29/2010/TT-BCT 19/07/2010

    Cấm nhập khẩu ô tô, linh kiện bị đục, sửa số khung, số máy

    05/09/2010
    3 Văn bản 22/VBHN-BCT(2014) 09/05/2014

    Hướng dẫn nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng

    09/05/2014
  • Số ký hiệu Thông tư 40/2017/TT-BGTVT
    Ngày ban hành 09/11/2017
    Ngày có hiệu lực 01/01/2018
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Bộ trưởng
    Trích yếu

    Dán nhãn năng lượng ô tô từ trên 7 chỗ đến 9 chỗ ngồi

    Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
    Phân loại Thông tư
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng Word Văn bản gốc định dạng PDF

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 40/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI XE Ô TÔ CON LOẠI TRÊN 07 CHỖ ĐẾN 09 CHỖ

Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe ôcon loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ.

Điền 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại trên 07 cho đến 09 chỗ (sau đây viết tắt là xe) được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời hoàn toàn mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh xe, kiểm tra, thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu và chứng nhận dán nhãn năng lượng xe.
  2. Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với:
  3. a) Xe được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
  4. b) Xe tạm nhập tái xuất; xe quá cảnh, chuyển khẩu; xe của ngoại giao, lãnh sự;
  5. c) Xe nhập khẩu đơn chiếc và không vì mục đích kinh doanh xe;

đ) Xe nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Xe sử dụng nhiên liệu không phải là xăng, điêzen, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên (NG).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ quy định tại Thông tư này được hiểu như sau:

  1. Nhãn năng lượng của xe (sau đây viết tắt là nhãn năng lượng) là nhãn cung cấp các thông tin liên quan đến loại nhiên liệu sử dụng, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn xe tiết kiệm nhiên liệu.
  2. Mức tiêu thụ năng lượng của xe (mức tiêu thụ nhiên liệu) là lượng nhiên liệu tiêu hao của xe trên một quãng đường, ứng với điều kiện, chu trình thử nghiệm xác định. Đơn vị đo mức tiêu thụ nhiên liệu là lít (1)/100 ki lô mét (km) (đối với nhiên liệu là xăng, LPG và điêzen) hoặc mét khối (m3)/100 ki lô mét (km) (đối với nhiên liệu là NG).
  3. Xe ô tô con được định nghĩa tại mục 3.1.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 – Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng.
  4. Kiểu loại xe được định nghĩa tại các văn bản sau đây:
  5. a) Mục 1.3.6 QCVN 86:2015/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới (sau đây viết tắt là QCVN 86:2015/BGTVT);
  6. b) Mục 3.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7792:2015 – Phương tiện giao thông đường bộ – Phương pháp đo phát thải CO2 và tiêu thụ nhiên liệu và/hoặc tiêu thụ năng lượng điện cho ô tô con được dẫn động bằng động cơ đốt trong hoặc được dẫn động bằng hệ dẫn động hybrid điện và phương pháp đo tiêu thụ năng lượng điện cho xe loại M1 và N1 được dẫn động bằng hệ dẫn động điện – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (sau đây viết tắt là TCVN 7792:2015);
  7. c) Mục 3.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9854:2013 – Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô con – Giới hạn tiêu thụ nhiên liệu và phương pháp xác định do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (sau đây viết tắt là TCVN 9854:2013;
  8. Cơ sở sản xuất, lắp ráp là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp (sau đây viết tắt là SXLR) xe từ linh kiện rời, hoàn toàn mới đang hoạt động theo quy định của pháp luật;
  9. Cơ sở nhập khẩu là tổ chức thực hiện việc nhập khẩu (sau đây viết tắt là NK) xe;
  10. Cơ sở kinh doanh xe là tổ chức, cá nhân thực hiện việc bán, phân phối xe ra thị trường.

Điều 4. Hướng dẫn chung về dán nhãn năng lượng

  1. Các loại xe thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này phải được dán nhãn năng lượng theo quy định trước khi đưa ra thị trường.
  2. Quy định chung về dán nhãn năng lượng đối với xe thực hiện theo các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 của Điều 4 Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT ngày 24/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại từ 07 chỗ trở xuống (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT).

Điều 5. Tự công bố mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng

  1. Cơ sở SXLR và NK được tự công bố mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng trong các trường hợp sau:
  2. a) Xe SXLR thuộc kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là ATKT&BVMT) theo Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng ATKT&BVMT trong SXLR xe cơ giới (sau đây viết tắt là Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT) và Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT (sau đây viết tắt là Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT) trước ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  3. b) Xe NK thuộc kiểu loại xe đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng ATKT&BVMT theo Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng ATKT&BVMT xe cơ giới NK (sau đây viết tắt là Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT) và Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT (sau đây viết tắt là Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT) trước ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  4. Việc tự công bố mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT.

Điều 6. Thực hiện dán nhãn năng lượng

  1. Các quy định về kiểm tra, chứng nhận mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng thực hiện theo quy định tại Chương II và Chương III Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT.
  2. 2. Trách nhiệm của cơ sở SXLR, NK, kinh doanh xe và cơ quan có liên quan thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư liên tịch số 43/2014/TTLT-BGTVT-BCT.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  2. Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng:
  3. a) Xe SXLR, NK kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 phải thực hiện dán nhãn năng lượng.
  4. b) Các trường hợp tự công bố mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
  5. Trường hợp các văn bản, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dẫn chiếu trong Thông tư này có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

  1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
  2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

Nơi nhận:
– Như Điều 8;
– Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
– Các Cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
– Công báo;
– Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
– Lưu: VT, Vụ MT(9b).

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Thể

 

Call Now