Tìm kiếm văn bản

Quy trình làm hàng chuyển tiếp Nội Bài

QUY TRÌNH LÀM HÀNG CHUYỂN TIẾP NỘI BÀI

Tại sao lô hàng này lại về đến nhà máy. (Bước n). Bài 1 này chính là bước n-1 của câu hỏi đó.
BÀI 1: (n-1: Để có lô hàng ở nhà máy thì phải lấy hàng trên nội bài ( xét hàng air) 1 ngày trở thành ops lấy hàng chuyển tiếp nội bài. (Transit)

Bạn có tin không? Hay là bạn đang nghĩ tôi chém gió. Không hề, với 3 tiếng đồng hồ tôi có thể giúp bạn làm được hàng chuyển tiếp trên nội bài. Sau đây mình sẽ chia nhỏ ra các bước như sau:

  1. Để lấy được hàng nội bài chúng ta cần gì:
    Một bộ hồ sơ hải quan.
  2. Một bộ hồ sơ hải quan gồm những gì?
    – Một MAWB (Master airway bill – vận đơn chính) và HAWB ( House airway bill – vận đơn phụ) có dấu vuông kiểm soát của kho hàng.
    – Mặt tờ khai hải quan.
    – Phiếu xuất kho.
    – Ủy quyền nếu có
    – D/O nếu có.
    – Giấy giới thiệu.
    – 3 bản danh sách hàng hóa ( Lấy trên web tổng cục www.customs.gov.vn).
  3. Những giấy tờ đó lấy từ đâu?
    – MAWB và HAWB, phiếu xuất kho lấy từ kho hàng.
    – D/O lấy từ đại lý vận tải.( nếu đại lý là công ty bạn thì khỏi cần chỉ cần giấy giới thiệu công ty bạn)
    – Ủy quyền lấy từ nhà máy (trong trường hợp bạn là Forwarder khác đơn vị phát hành D/O)
    – Tờ khai lấy từ nhà máy
    – Danh sách hàng hóa lấy từ web tổng cục.
  4. Thế nào là MAWB, thế nào là HAWB, thế nào là D/O?
    – MAWB: bill do hãng bay phát hành
    + Số MAWB: gồm 11 số trong đó 3 số đầu quy định hãng bay. 8 số sau là 8 số dạng như số thứ tự nhưng số cuối tận cùng chỉ từ 0 đến 6. Ví dụ: 738-76583456 hoặc cách viết khác 738 Han 76583456. Trong đó 738 là vietnamairline. Han : cảng xếp hàng và 8 số sau. Luôn luôn hiển thị ở góc trái trên cùng. góc phải trên cùng ko có số ( trống – chú ý 1)

+ Trên MAWB không có số Hawb nhưng ngược lại trên Hawb luôn có số mawb.
+ Shipper là đơn vị trực tiếp đi gửi hàng. Nếu qua fwd thì người gửi sẽ là đại lý fwd . Nếu ko qua fwd thì lô hàng này ko có hawb gọi là hàng đi thẳng.
+ Consignee là người nhận. Nếu qua fwd thì người nhận đó là agent của fwd đầu gửi. Nếu không qua fwd thì người nhận chính là người nhận hàng cuối cùng.
+ Số kiện: Là tổng số kiện của mawb đó. 1 Mawb mà gồm nhiều House số kiện là tổng số kiện các house cộng lại. Số cân là tổng số cân của Mawb đó, nếu gồm nhiều House thì số cân sẽ là tổng số cân của các House.

+/ Ví dụ như sau:
Nam gửi cho Bắc 1 kiện 5 kgs qua fwd là : Hanjin logistics từ Hà nội đi incheon. Đông gửi cho Tây 2 kiện 10 cân cũng từ Hà nội đi incheon qua Hanjin logistics. Hanjin đem 3 kiện đó đi gửi qua Vietnamairline thì vn sẽ phát hành vận đơn : 738 Han 76583456 với người gửi là : Hanjin Hà Nội. Người nhận là Hanjin Korea. Số kiện là 3 kiện số cân là 15 cân.

– House BL là gì : vận đơn phụ do đại lý vận tải phát hành.
+/ Số house: do đại lý đó tự nghĩ ra không có quy định cụ thể. Nằm ở góc phải trên cùng và góc phải dưới cùng. Góc trái thường thể hiện số mawb (chú ý 1 phần trên). Trên House chắc chắn phải có Mawb.

+/ Shipper, Consignee và số kiện số cân: Xét ví dụ bên trên.

Nam và Bắc là 1 lô hàng riêng biệt. Đông và tây là 1 lô hàng riêng biệt vậy để phân biệt thì phải phát hành 2 hóa đơn vận tải ( vận đơn ) .
Gọi lô hàng nam bắc là lô 1. Đặt hawb đó là hanjin001.

Người gửi là Nam, Người nhận – Bắc.

Số kiện 1 số cân 5. Số mawb 738 han 76583456. Gọi lô hàng đông cho tây là lô 2 Đặt lô hàng đó là Hanjin002.

Người gửi – Đông, người nhận -Tây. Số kiện 2 số cân 10. Số MAWB 738HAN 76583456.
Vậy lô hàng theo MAWB này là 1 MAWB 2 House BL.

– D.O: Delivery order thường gọi là lệnh hoặc gọi là Letter of authorised (ủy quyền).
+/ Xét ví dụ trên : Với hãng bay người sở hữu hàng hóa là hanjin vậy hãng bay chỉ cho phép Hanjin Korea là người nhận được lấy hàng. Bạn là người của kgl hoặc bạn là Bắc đi chăng nữa; muốn lấy được hàng đó phải có ủy quyền từ Hanjin Korea. Nếu bạn là nhân viên của Hanjin Korea rồi bạn chỉ cần giấy giới thiệu của hanjin korea là lấy đc hàng.
+/ Tiếp tục xét ví dụ trên, trên House là Nam gửi cho Bắc, thì lô hàng 1 thuộc sở hữu của Bắc. Muốn lấy được hàng bạn phải có sự ủy quyền từ Bắc. Vậy ở đây phải có sự ủy quyền chéo cho nhau.

  1. Cách thức thực hiện:
    – Lấy chứng từ:
    +/ Lấy D/O, ủy quyền và giấy giới thiệu tờ khai trước.
    +/Hãy xem thông báo hàng đến hoặc tờ khai xem nó về kho nào: NCTS hay ALS hay ACS. Hãy chú ý trên kho hàng thường có các quầy thủ tục đánh số từ 0 đến 6. Xem lại vận đơn của mình tận cùng là bao nhiêu. Số 6 rồi ta sẽ vào quầy số 6 làm thủ tục lấy mawb và house, phiếu xuất kho. Làm theo thủ tục nhé cái này ko biết các em ý sẽ hướng dẫn. Nếu lớ ngớ thì bị chửi 1 2 lần là nhớ. Quan trọng là hóa đơn THC (facility hoặc terminal fee – xử lý hàng hóa) viết cho ai cần làm rõ nhé ( Học incoterms).
  2. Lấy xong rồi làm gì tiếp theo?
    + Kẹp chứng từ: 1 mawb có dấu vuông đỏ có chữ ký của nv kho hàng, 1 house có dấu đỏ có chữ ký nhân viên kho hàng ( dấu này tùy như NCTS chỉ có chữ kiểm soát nho nhỏ thậm chí không có chữ ký, ACS thì dấu vuông to). Mặt tờ khai hải quan, 2 bản danh sách hàng. Phiếu xuất kho. DO và giấy giới thiệu. (Chú ý giữ lại 1 house không có dấu để làm bước tiếp theo)

+ Ghi trên phiếu xuất kho:
Nếu tờ khai luồng đỏ (hàng chuyển khẩu không kiểm hóa tại nội bài): ghi CK SỐ TỜ KHAI/loại hình /MÃ CHI CỤC HQ MỞ TK/NGÀY TỜ KHAI. Ví dụ: Ck 10000000230/E21/01M2/ 08.11.2016. Rồi ký vào bên người làm thủ tục.
Nếu luồng xanh và vàng: ghi như trên nhưng thay Ck bằng Mk.

  1. Kẹp chứng từ xong rồi làm gì tiếp theo?
    Làm giám sát hải quan (supervising customs).
    +/ Luồng xanh và vàng: Mang bộ chứng từ đó xuống hải quan giám sát kẹp 1 đồng polime vào giấy dắt kèm hồ sơ. Xin đóng dấu giám sát lên Phiếu xuất kho và danh sách hàng .
    +/ Luồng đỏ : Viết 2 biên bản chuyển khẩu rồi điền theo form ( mẫu có sẵn) để trống số biên bản để hải quan vào sổ họ điền. Nếu có số biển kiểm sát xe tải thì điền luôn nhớ hỏi lái xe xem mấy cửa để lấy seal niêm phong. Trong trường hợp 1,2 kiện thì xin tem đừng xin chì. Đóng dấu giám sát lên Phiếu xuất kho và danh sách hàng hóa.
    Chú ý: Trả lại liên 2 phiếu xuất kho và 1 bản danh sách hàng cho hải quan)
  2. Xong giám sát rồi làm gì tiếp theo?
    +/ Lấy hàng: kẹp 1 phiếu xuất kho và 1 danh sách hàng và 1 house đưa cho nhân viên quầy thủ tục lấy hàng. Giữ lại 1 liên 3 của Phiếu xuất kho. Chờ hàng ra, kẹp House phụ để nhân viên kho hàng check cho nhanh và chuẩn.
  3. Hàng ra rồi việc gì tiếp theo:
    +/ Kiểm tra hàng
    * Tem MAWB và HAWB đúng theo chứng từ.
    * Số kiện ra đủ không rác vỡ ẩm ướt. Nếu có hiện tượng bất thương yêu cầu kho hàng ra kiểm tra và làm biên bản bất thường.
    *Ký nhận hàng hóa. Chụp ảnh lại hàng.
    +/Gọi xe và quay lại quầy giám sát hải quan hoàn thành thủ tục.
  4. Hoàn thành thủ tục hải quan:
    +/ Luồng xanh: chấm dấu nốt 1 liên danh sách hàng. Làm biên bản giao hàng dán tem đỏ yêu cầu nâng hàng ra cửa kho giao cho lái xe hàng và Biên bản giao hàng
    +/Luồng đỏ: Ghi số chì vào biên bản,chấm dấu liên 3 danh sách hàng, làm biên bản giao hàng, lấy lại 1 liên biên bản chuyển khẩu. Dán tem đỏ yêu cầu nâng hàng ra xe. Kẹp chì xe giao biên bản giao hàng và biên bản chuyển khẩu cho lái xe.
    Hoàn thành.

(Nguồn: Mr Phạm Thành Nam)

 

Để được tư vấn ngay về thủ tục thông quan hàng hóa nhập Nội Bài, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

 

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu Yên Thế, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Điện thoại: +84. 243 200 8555
Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn
Email: duc@goldtrans.com.vn

Hotline: Mr. Hà 0985774289 – Mr. Đức 0969961312

 

 

 

 

quy trình hàng chuyển tiếp, quy trình làm hàng Nội Bài, thông quan hàng nội bài

Call Now