Tìm kiếm văn bản

  • STT Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu Ngày có hiệu lực
    1 Công văn 4763/TCHQ-TXNK 14/08/2018

    Giải đáp vướng mắc phân loại hàng hóa mặt hàng thiết bị hâm nóng thực phẩm bằng đèn (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh)

    14/08/2018
    2 Văn bản 2903/TCHQ-TXNK 25/05/2018

    Ý kiến về vướng mắc khi phân loại hàng hóa (Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Sang)

    25/05/2018
    3 Công văn 5081/TCHQ-TXNK 30/08/2018

    Phân loại mặt hàng thạch rau câu (Công ty TNHH Long Hải)

    30/08/2018
  • Số ký hiệu Văn bản 1787/TCHQ-TXNK
    Ngày ban hành 05/04/2018
    Ngày có hiệu lực 05/04/2018
    Ngày hết hiệu lực
    Người ký Phó cục trưởng
    Trích yếu

    Về việc phân loại Công tắc điện cơ bật nhanh (Cục Hải quan TP. Hải Phòng)

    Cơ quan ban hành Cục thuế XNK
    Phân loại Văn bản
    Văn bản bị thay thế
    Văn bản bị sửa đổi
  • Văn bản gốc định dạng PDF

Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hải Phòng.

 

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1556/HQHP-TXNK ngày 31/01/2018 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng và công văn số 006/2018/ALVN-CV ngày 08/01/2018 của Công ty TNHH ALPS Electric Việt Nam (ALPS) về việc phân loại mặt hàng Công tắc điện cơ bật nhanh. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực đến ngày 31/12/2017; Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2018; Tham khảo Chú giải chi tiết HS; Trên cơ sở công văn số 691/TĐC-TC ngày 22/3/2018 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc phân biệt công tắc điện cơ bật nhanh.

1. Công tắc điện cơ bật nhanh được hiểu là công tắc điện cơ có tiếp điểm tác động độc lập (tác động nhanh). Tiếp điểm tác động độc lập (tác động nhanh) là tiếp điểm của thiết bị điều khiển bằng tay hoặc tự động, trong đó tốc độ chuyển động của tiếp điểm về cơ bản không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của cơ cấu thao tác. Công tắc điện cơ loại nút bấm có thể được hiểu là công tắc điện cơ bật nhanh.

2. Đối với mặt hàng công tắc SDDHA10100 và SDZZ1C011K của Công ty ALPS:

Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu kỹ thuật do Công ty ALPS và Cục Hải quan TP. Hải Phòng cung cấp thì các mặt hàng có mô tả chi tiết như sau:

– Cấu tạo các công tắc gồm 14 chi tiết: cover (vỏ nút nhấn), holder (đế nút nhấn), slider (chốt trượt), plate (đế móc lò xo), drive plate (thanh truyền đế móc lò xo), spacer (mấu cài), terminal (tiếp điểm A, B của đầu giắc cắm), spring (lò xo đàn hồi), contact (tiếp điểm công tắc) – 2 chiếc, contact plate (thanh truyền tiếp điểm công tắc), insulator (vỏ cách điện), case (vỏ nhựa bao ngoài) là loại công tắc vận hành bằng cơ học, không bao gồm chip hay linh kiện điện tử khác.

– Cơ chế hoạt động: Công tắc được gắn lên cụm phanh, tiếp điểm luôn ở vị trí thường mở. Khi nhấn hoặc bóp phanh thì tiếp điểm sẽ đóng lại, cung cấp điện cho đèn báo phanh để đèn sáng. Việc đóng, ngắt tiếp điểm được thực hiện do lực cơ học của người điều khiển phanh tác động đến phanh, là loại công tắc bật/nhả mục đích dùng để bật/tắt đèn phanh xe máy.

– Mặt hàng có lò xo trợ lực giúp tăng tốc độ di chuyển tiếp điểm giữa vị trí đóng/mở, yêu cầu lực tác động nhỏ để vận hành. Trong mô phỏng hoạt động thông thường, mặt hàng có tần suất đóng mở 15-20 lần/phút còn trong điều kiện chưa lắp đặt có thể cho phép tần suất đóng mở đến 4000 lần/phút. Mặt hàng sử dụng cho dòng điện một chiều 12V, cường độ dòng điện từ 10mA – 4,5A.

Các mặt hàng công tắc này phù hợp phân loại thuộc mã số 8536.50.51.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan TP. Hải Phòng biết và thực hiện./.

Call Now